Girard-Perregaux nâng tầm di sản với chất liệu titanium cấp độ 5 trong Laureato Chronograph Ti49
StyleTimeNews

Girard-Perregaux nâng tầm di sản với chất liệu titanium cấp độ 5 trong Laureato Chronograph Ti49

Girard-Perregaux giới thiệu một phiên bản mới của mẫu đồng hồ biểu tượng của thương hiệu ra mắt lần đầu tiên từ năm 1975. Theo đó, Laureato Chronograph Ti49 là phiên bản kết hợp thiết kế bộ vỏ cấu trúc phức tạp trong chất liệu titanium cấp độ 5. Đây là lần đầu tiên hợp kim mạnh mẽ này được sử dụng trên một phiên bản Laureato cổ điển. Bên cạnh sức mạnh và độ bền bỉ, hợp kim này còn nhẹ, chống ăn mòn và không gây dị ứng.

Hai nhân vật xuất chúng 

Mồ côi từ khi còn nhỏ, Jean-François Bautte (1772-1837) đã phải trưởng thành nhanh chóng. Ông bắt đầu học nghề từ khi còn rất trẻ và tích lũy được một sự hiểu biết không tưởng về nghề làm đồng hồ cũng như các kỹ năng khác như lắp ráp vỏ đồng hồ, khắc guilloché và chế tác kim hoàn. Vào năm 1791, chỉ mới 19 tuổi, Bautte đã ký tên trên những chiếc đồng hồ đầu tiên của mình tại Geneva, chiếc nôi của ngành đồng hồ Thụy Sĩ. Sự kiện này đã làm nền tảng cho di sản của ông phát triển thành thương hiệu Girard-Perregaux, một nhà chế tác đồng hồ danh tiếng có trụ sở tại La Chaux-de-Fonds.

Cùng trong năm ấy, khi Bautte ký tên trên chiếc đồng hồ đầu tiên của mình, một linh mục người Anh phát hiện ra nguyên liệu titanium tại Cornwall, Anh Quốc. William Gregor (1761-1817) mê mẩn với khoáng sản và dành thời gian nghiên cứu các cọc cát ở thung lũng Manaccan. Ông đã tách ra nguyên tố canxi bằng cách làm nóng khoáng sản. Quá trình này đã giúp ông phát hiện một kim loại mới. Gregor đặt tên cho kim loại mới này là “manaccanite”, một vật liệu sau này được biết đến với cái tên “titanium”, lấy cảm hứng từ những vị thần Titan vĩ đại trong thần thoại Hy Lạp.

Hợp kim titanium cấp độ 5 

Chạm ngón tay qua bảng tuần hoàn từ trái sang phải, bạn sẽ khám phá nguyên tố Titanium (Ti) trong Chu kỳ 4. Để tách riêng titanium thành dạng tinh khiết, rất nhiều quy trình đã được phát triển. Đầu tiên là quy trình Hunter được phát minh vào năm 1910 và sau đó, quy trình Kroll được phát minh vào những năm 1930 và vẫn được tiếp tục sử dụng cho đến ngày nay.

Qua nhiều năm, nhiều loại hợp kim titanium đã được tạo ra bởi hàng loạt các chuyên gia. Hợp kim titanium 6-4, còn được biết đến với tên gọi là titanium cấp độ 5, được Giáo sư Stan Abkowitz phát minh vào năm 1951. Từ đó, nó đã được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm hóa học, y tế, hàng hải, công nghiệp vũ khí, hàng không vũ trụ, và cũng được sử dụng để sản xuất các chiếc đồng hồ cao cấp.

Hợp kim Titanium cấp độ 5 bao gồm 90% titan, 6% nhôm, 4% vanadi và một số lượng nhỏ sắt và oxi. Nguyên liệu này hội tụ đầy đủ cái yếu tố hữu ích cho ngành chế tác đồng hồ cao cấp: trọng lượng nhẹ, cứng và bền bỉ, chống ăn mòn, không có từ tính và không gây dị ứng. Một lợi ích khác của việc sử dụng hợp kim titanium này là có thể được mài bóng bề mặt để tạo độ sáng và thu hút, một đặc điểm mà Girard-Perregaux đã khai thác tốt trên mẫu đồng hồ mới nhất của mình, chiếc Laureato Chronograph Ti49.

Chế tác các thành phần từ chất liệu Titanium cấp độ 5 

Khác với các chất liệu titanium khác, titanium cấp độ không chỉ tốn kém mà còn thách thức kỹ thuật chế tác nhưng các ưu điểm vượt trội của nguyên liệu này xứng đáng với những nỗ lực và kiên trì của những nhà chế tác đồng hồ. Chính vì vậy, ngày nay có ngày càng nhiều nhà chế tác đồng hồ ứng dụng hợp kim này và được đánh giá cao như những kim loại quý khác là vàng và bạch kim. 

Chất liệu Titanium cấp độ 5 trong các bộ phận của đồng hồ

Khác với các loại titanium giá rẻ, titanium cấp 5 không chỉ mất nhiều công sức để chế tạo mà còn tốn kém kinh phí, nhưng vì những lợi ích bền bỉ của chất liệu này mang lại khi áp dụng trong chế tác đồng hồ cao cấp đã chứng minh sự đáng giá cho nỗ lực lâu dài. Đó cũng là lý do mà ngày nay có ngày càng nhiều thương hiệu đồng hồ nhắc đến hợp kim này với với sự trân trọng như những kim loại quý khác như vàng và bạch kim. 

Cái tên trong hành trình lịch sử

Được ra mắt lần đầu vào năm 1975, Laureato được gọi là Quartz Chronometer. Tuy nhiên, tại Ý – thị trường quan trọng nhất của thương hiệu Girard-Perregaux vào thời điểm đó, phiên bản sớm trở nên nổi tiếng giữa những người sành điệu với tên gọi ‘cựu sinh viên (Laureato trong tiếng Ý) của trường Girard-Perregaux’. Cái tên thân mật này được xem như là sự công nhận về thành công đạt giải của mẫu đồng hồ và độ chính xác phi thường của nó. Cuối cùng, tên này đã được Maison chấp nhận. Trùng hợp thú vị, viền hình bát giác nằm trên đỉnh vỏ đồng hồ, giống như một vòng nguyệt quế nằm trên đầu của một người đoạt giải.

Trong dịp kỷ niệm sắp đến, Girard-Perregaux vinh danh 49 năm của chiếc đồng hồ biểu tượng với việc ra mắt Laureato Chronograph Ti49.

The Laureato – Không bao giờ là sản phẩm của sự vội vã

Laureato Chronograph Ti49 kế thừa ngôn ngữ thiết kế đặc trưng xuất hiện trên mẫu đầu tiên vào năm 1975 và được đặt trong bộ vỏ 42 mm. Viền bát giác đặt lên mặt số tròn được đặt trên bộ vỏ hình thùng tonneau. Sự kết hợp các hình khối phức tạp của bộ vỏ trở nên nổi bật khi tương tác với ánh sáng, nhờ vào nhiều mặt và góc cạnh của nó tạo ra các khu vực sáng và bóng. Sự phức tạp trong việc làm viền, vỏ và dây đeo của Laureato được nâng cao với việc sử dụng chất liệu Titan cấp độ 5 lần đầu tiên trong thế hệ Chronograph.

Màu sắc của hợp kim đáng khao khát này mang lại một diện mạo ấm áp. Hơn nữa, bằng cách sử dụng Titan Grade 5, Girard-Perregaux đã có thể trang bị Laureato Chronograph Ti49 với các hoàn thiện tương phản tinh tế. Nút bấm chronograph cũng như các liên kết trung tâm của dây đeo đều được đánh bóng lấp lánh.

Các nghệ nhân đã làm nổi bật màu xám của titan bằng cách chọn một bảng màu của các gam màu đơn sắc. Mặt số màu xám được lồng ghép họa tiết Clous de Paris, một đặc điểm mà chắc chắn sẽ thu hút những người yêu thương hiệu Girard-Perregaux. Các kim giờ và phút được xử lý bằng PVD kết hợp với các chỉ số phù hợp. Kim chỉ giờ và phút đều được sử dụng vật liệu phản quang và có khả năng phát sáng màu trắng trong ánh sáng yếu. 

Bộ ba chỉ số dạng ốc vít: một mặt số phụ 30 phút, một mặt số phụ 12 giờ và một hiển thị giây nhỏ làm nổi bật mặt số có cấu trúc. Một ô hiển thị ngày, nằm giữa 4 và 5 giờ, hoàn thiện các chức năng của bộ máy bấm giờ phức tạp. Logo GP, tên, đường viền phút cũng như các đánh dấu bao quanh các bộ đếm, tất cả đều được thiết kế bằng màu trắng, tạo ra sự tương phản tuyệt vời với mặt số màu xám và dễ đọc cho người đeo. 

Bên trong bộ vỏ siêu nhẹ và bền của Laureato Chronograph Ti49 là bộ máy tự động Calibre GP03300. Bộ máy bao gồm 419 bộ phận được hoàn thiện tỉ mỉ. Tất cả được mài dũa bằng nhiều kỹ thuật khác nhau bao gồm ‘Côtes de Genève’, dạng tròn và thẳng, mài tròn, chải satin mờ, đánh bóng gương, chải tia mặt trời phối cùng ốc vít màu xanh lam. Tất cả các loại hoàn thiện đều được truyền đạt một cách tài tình bởi đội ngũ nghệ nhân và thợ làm đồng hồ tài năng của nhà máy sản xuất.

Chúng ta sẽ không bao giờ biết Jean-François Bautte đã nghe về khám phá của William Gregor; tuy nhiên, chắc chắn rằng năm 1791 là một năm đặc biệt và đáng nhớ. Sự nghiên cứu và cống hiến của cả hai người đã dẫn dắt đến sự ra đời của cỗ máy thời gian hiện đại này, một chiếc đồng hồ mang di sản truyền thống nhưng đầy hiện đại và sở hữu cá tính riêng.

Laureato Chronograph Ti49 sẽ được chính thức ra mắt vào tháng 3 năm 2024 và sẽ có sẵn trên toàn thế giới tại tất cả các cửa hàng Girard-Perregaux.

Ảnh: Tổng hợp
 

Related Article