Home MF Society Male Icon Manners Maketh Man – MALE ICON Dave Quách: Bền vững là một hướng đi
Chúng tôi là đơn vị duy nhất trong ngành tại Việt Nam và hiếm hoi trên thế giới hoạt động với mô hình kết hợp thương mại và nghiên cứu phát triển. Nghiên cứu để ra sản phẩm có thể thương mại hóa, và thương mại để có tài chính nuôi công tác nghiên cứu tốn kém, dài hơi
Ban đầu, Bảo Lân Textile ra đời với mục tiêu trở thành đơn vị chuyên cung cấp sợi sinh thái, bằng cách tìm kiếm khách hàng có nhu cầu, và từ nhu cầu đó sẽ tìm nhà cung cấp. Tuy vậy, tầm nhìn đi trước này lại quá xa so với thực tế. Thời điểm bấy giờ ngành dệt may trong nước chưa quan tâm tới sinh thái mà giá cả cạnh tranh vẫn là sự ưu tiên. Trắc trở và trắc trở!
Một năm sau, Bảo Lân tái cơ cấu lần đầu và cho ra mắt thương hiệu Greenyarn, tập trung vào việc tìm nguồn phát triển và phân phối sợi vải sinh thái số lượng lớn đến các nhà máy Việt Nam. Lần này, tư duy rẽ nhánh khác, khi Bảo Lân Textile thay vì tìm nhu cầu và cung cấp theo nhu cầu, đã chủ động chọn và phát triển những sản phẩm mà Bảo Lân đánh giá là có tiềm năng trong tương lai. 2 loại sợi được chọn lúc này là sợi Mélange (loại sợi kết hợp từ 2 hoặc nhiều loại xơ được nhuộm màu với nhau) và sợi tái chế (Recycle Poly). 2 năm sau, ứng dụng công nghệ kéo sợi mới, Greenyarn trở thành công ty Việt Nam đầu tiên đưa ra thị trường các loại sợi Space dye, Siro yarn, Color Mélang, bộ sưu tập “Gý19” với 19 sợi màu Mélange được sản xuất sẵn, giá phải chăng. Năm 2018, tái cơ cấu một lần nữa, Greenyarn cho ra mắt 5 bộ sưu tập sợi: Organic, Cellulose, Recycle, Fancy và Special. Đây được xác định là 5 bộ sưu tập “lõi” mà Greenyarn định hướng phát triển trong tương lai.
Cho đến nay, sợi vải bền vững Greenyarn đã đạt được các chứng nhận như: GOTs – Global Organic Textile Standard: tiêu chuẩn chung về dệt may hữu cơ toàn cầu. GOTs đánh giá các sợi hữu cơ được kiểm soát từ đầu vào nguyên liệu đến thành phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt tính cân bằng về môi trường, xã hội. GRS – Global recycled standard: tiêu chuẩn tái chế toàn cầu, chứng nhận của bên thứ 3 về: thành phần tái chế, quy trình sản xuất khép kín, hạn chế hóa chất, vòng đời sản phẩm… OEK-TEX 100: chứng chỉ toàn cầu bảo đảm các vật liệu thô, các thành phẩm trong ngành công nghiệp dệt may không chứa các chất độc hại.
Khi “đọc vị” được các nhãn hàng thời trang muốn có dòng hàng sinh thái độc đáo, theo yêu cầu và tiêu chuẩn của riêng mình, tôi nghĩ chỉ có R&D mới đáp ứng được. Năm 2019, Bảo Lân cho ra mắt thương hiệu mới W.ELL Fabric – chuyên nghiên cứu sản xuất và cung ứng các loại vải bền vững tích hợp các tính năng như vải cà phê, vải Bamboo có khả năng chống tia UV, vải kháng côn trùng, kháng mùi, chống thấm, làm mát, chống bụi mịn, vải BCI CVC Recycle.
Đầu tiên là đứt gãy chuỗi cung ứng do các thị trường cung cấp nguyên liệu đóng cửa; kế đến là biến động giá cả các thị trường cung ứng, đứt gãy vận chuyển, đơn hàng đột ngột cắt giảm, rất nhiều công ty, trong đó có khách hàng của chúng tôi dừng hoạt động. Tuy nhiên, trong 2 năm không có đơn hàng này, chúng tôi đã quyết định dành thời gian vào việc mà chúng tôi đã khởi động nghiên cứu trước đó nhưng chưa thể tập trung hoàn thành thấu đáo là sản xuất đại trà tơ, sợi, vải Ananas từ xơ lá dứa.
Sự thành công của của Ananas mang tính quan trọng không chỉ cho công ty, mà còn cho cả ngành dệt may nói chung. Vì Ananas không chỉ là lọn tơ, cối sợi hay tấm vải, mà là sự kết hợp chuyên sâu giữa nông nghiệp, dệt may với chuỗi cung ứng để mọi thứ có thể hoạt động một cách hoàn hảo, sản xuất một cách hiệu quả nhất.
Ananas ra đời chứng minh Việt Nam chúng ta có thể tự phát triển và tự cung ứng nguồn nguyên liệu sinh thái của riêng mình. Đây cũng là lần đầu tiên ngành nông nghiệp và dệt may có sự kết nối chặt chẽ để tạo ra giá trị mới từ việc tận dụng phế phẩm nông nghiệp dứa làm nguồn nguyên liệu sinh thái cho ngành dệt may, đồng thời thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn hiệu quả.
Là một doanh nghiệp tập trung vào R&D các sản phẩm sợi vải sinh thái, tôi không thể trả lời thay cho ngành dệt may. Nhưng riêng về R&D cho ngành vải sợi theo hướng eco tôi có những gợi ý như sau:
Nghiên cứu và phát triển, luôn là cần thiết để tạo ra sức cạnh tranh của riêng mình. Muốn vậy, cần đầu tư xây dựng bộ phận nghiên cứu và phát triển mẫu với các ý tưởng mới liên tục; những ý tưởng khả thi có thể tạo ra sản phẩm mới ứng dụng đa dạng vào đời sống. Điều này, chúng ta đang thiếu và hầu hết các nhà máy trong nước chưa chú trọng.
Ngoài ra, quy trình sản xuất mẫu với số lượng ít, nhỏ đang chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.
Hiện nay, chúng ta đang làm rất tốt những sản phẩm thông thường, nhưng vô tình lại tạo ra sự cạnh tranh về giá không lành mạnh. Thế giới đang có sự dịch chuyển thị trường và Việt Nam đang hưởng lợi từ điều này. Tuy nhiên, chuáng ta đã chuẩn bị gì cho sự dịch chuyển tiếp theo, để khách hàng vẫn tiếp tục ở lại với chúng ta, đồng thời khách hàng mới không ngừng tìm đến? Tôi cho rằng, không thể bỏ qua việc định hướng hướng đi khác biệt & tạo giá trị riêng, giá trị công thêm cho các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam.
Cuối cùng, hoàn thiện và nâng tầm chuỗi cung ứng để có thể thu hút được sự dịch chuyển và giúp ngành có thể phát triển một cách bền vững.
Thực ra bền vững không khó như những gì mình nghĩ, bên vững khó vì chúng ta đặt ra những mục tiêu quá lớn cho mình, cộng thêm không có thông tin hoặc hiểu biết chi tiết, rồi khiến mình bị ngộp bởi mục tiêu của mình. Đầu tiên chúng ta cần có phương hướng. Tùy vào ngành nghề mà nó sẽ có những tiêu chuẩn và guideline riêng biệt. Bắt đầu từ những bước nhỏ, chúng ta có thể xem xét “17 Sustainable Goal của United Nation” để làm la bàn chỉ hướng, từ đó lựa chọn những mục tiêu phù hợp và quan trọng đối với mình nhất,
Nên hiểu rằng phát triển bền vững chứ không phải đạt được bền vững. Đạt được thì sao? Là dừng lại, không phát triển nữa? Vì bền vững không phải là đích đến mà bền vững là một hướng đi. Nếu đi đúng cách và phù hợp với nguồn lực của chính mình, chúng ta sẽ tối ưu được chi phí, tạo ra lợi nhuận và giá trị hơn cho doanh nghiệp.
Vì bền vững là hướng đi, nên chúng ta sẽ không thể nào trở nên hoàn toàn bền vững mà chỉ có thể ngày càng bền vững hơn.
Theo tôi thì mình phải yêu rồi mới tìm ra động lực và trách nhiệm, để có thể hoàn thành tốt trách nhiệm của mình vì trách nhiệm mà thiếu tình yêu thì trả khác gì trả nợ.
Nên tôi nghĩ là tin yêu. Tuy nhiên tình yêu của tôi với ngành dệt may như “ghét của nào trời trao của nấy”. Thú thật thì lúc nhỏ tôi không nghĩ mình sẽ làm trong ngành vải sợi, vì từ nhỏ tôi thấy ngành này quá mệt, quá khó, qua nhiều yêu cầu, lợi nhuận lại rất thấp. Cuối năm nào cũng phải chạy ngược chạy xuôi để đi thu đòi công nợ. Lúc nhỏ vì xem phim Hồng Kông, tôi cứ ước mơ lớn lên mình làm luật sư hay là làm tài chính vì nó rất “ngầu”. Lựa chọn con đường dệt may khi trở về Việt Nam hoàn toàn là ngoài kế hoạch. Tôi về để giúp gia đình trong thời gian ngắn, vì lúc ấy, sức khỏe ba mẹ tôi không tốt lắm.
Trong khoảng thời gian giúp gia đình, tôi tìm hiểu và thấy được nhiều điều hay mà mình có thể công hiến, và tôi nghĩ đây là duyên nợ. Vì gia đình vợ tôi cũng làm trong ngành dệt may, và còn là sợi tái chế. Nhờ bà xã mà tôi đã kết nối được nhiều nguồn cung ứng sợi eco. Nên tôi nghĩ, đã là duyên thì tôi có trách nhiệm làm nó trở thành một duyên tốt.
Tôi theo đuổi còn đường R&D trong ngành dệt may là vì tôi yêu thích sự đổi mới – cải tiến (innovation); còn làm dệt may sinh thái là vì tôi du học ở New Zealand từ nhỏ tôi được giáo dục để sống dung hòa với môi trường và tạo giá trị cho xã hội.
Tích lũy gì để có ngày hôm nay… tôi nghĩ, tích lũy đến từ giáo dục của gia đình và những khoảnh khác tôi sống và du học ở New Zealand. Nó giúp tôi xây dựng một tin thần không bỏ cuộc, nhẫn nại yêu thương và không nóng nảy khi xử lý sự việc. Tôi từng khởi nghiệp thất bại từ lúc rất nhỏ, ba mẹ đã phải mất rất nhiều và cũng lo lắng vì tôi rất nhiều. Lần thất bại đó giúp tôi tìm hiểu lại chính mình, và nhận thấy được nhiều điều. Một trong những điều đó là sự sáng tạo mà tôi học được tại học đại học Massey ở New Zealand. Những tích lũy đó giúp tôi làm ngành nào cũng sẽ tập trung vào phát triển bền vững, và nghiên cứu phát triển sản phẩm hay giải pháp mới. Không bỏ cuộc. Lắng nghe. Không ngại khó khăn.
Theo tôi, một doanh nhân từ ngày bắt đầu, đã phải liên tục tự thôi miên mình là có năng lực và làm được; vì kinh doanh như leo lên lưng cọp, bạn không thể cho mình cơ hội nghĩ luẩn quẩn là mình có năng lực không, làm được không. Vì khi chuyện đó xảy ra là bạn đã cận kề đến bỏ cuộc. Nên một doanh nghiệp nên luôn luôn tin là mình có đủ năng lực để tạo ra sự khác biệt. Cái khác biệt ở đây là thời gian và tài nguyên.
Tôi phải tin tôi có đủ năng lực để làm được, nhưng có thể tôi cần nhiều thời gian và tài nguyên hơn để làm được điều đó bây giờ. Dù vậy, tôi chắc chắn là tôi có đủ năng lực làm được.
Mặc dù chúng tôi là đơn vị tiên phong sản xuất thành công đại trà sợi vải dứa Ananas. Nhưng sản phẩm cần quảng bá và tìm khách hàng nhiều hơn, để nó có thể đến tay người dùng đại chúng với giá thành hợp lý nhất và chất lượng tốt nhất. Từ đó, chúng tôi sẽ có nguồn chi phí cùng động lực thúc đẩy hoàn thiện hơn nữa chất lượng của Ananas.
Bạn cũng biết đó, người tiêu dùng không bao giờ ngừng yêu cầu những chất lượng cao hơn, tốt hơn, ngay cả khi đó là chất liệu truyền thống lâu đời, sản xuất thủ công hay sản xuất theo quy trình xanh. Hiện tại, chúng tôi đang thử nghiệm và có những kết quả khả quan từ ý tưởng kết hợp sợi Bamboo Biocell với sợi lụa truyền thống Quảng Nam và sợi lãnh di sản Tân Châu. Dự kiến năm 2025, chúng tôi sẽ giới thiệu vải Bamboo Lãnh và Bamboo Lụa.
Recycle cũng là một dòng sản phẩm mà chúng tôi đã định hướng từ lúc bắt đầu Bảo Lân. Chúng tôi đã thành công khi phát triển Recycle Cotton và Recycle Poly. Hiện chúng tôi đang trong giai đạon hoàn thiện những bước cuối cho Recycle Denim, mà chúng tôi gọi tên là Echo Denim.
Chúng tôi cũng liên tục thách thức chính mình trong việc nghiên cứu và tạo ra thêm những dòng nguyên liệu mới, thuần nguồn gốc và/xuất xứ Việt Nam, tương tự như những gì mà chúng tôi đã làm thành công với Tơ, Sợi, Vải Ananas.
Cảm ơn những chia sẻ của anh.
MEN’S FOLIO, tạp chí quốc tế về thời trang và phong cách sống dành cho Quý Ông sành điệu, có bề dày hơn 25 năm kể từ ngày thành lập đầu tiên vào năm 1997 tại Singapore. Men’s Folio mang sứ mệnh quảng bá tài năng châu Á, cũng như xu hướng thời trang nổi bật nhất qua các mùa. Hiện ấn phẩm đã có mặt tại đa quốc gia, hoạt động mạnh mẽ ở các nước Đông Nam Á, và chính thức có mặt tại Việt Nam vào tháng 11/2020. Ấn phẩm Men’s Folio Vietnam hội tụ những bài viết tinh hoa, hình ảnh bắt mắt, giới thiệu những nhân vật danh tiếng của ngành công nghiệp thời trang và giải trí Việt Nam. Cùng cái nhìn tổng quan về xu hướng, thời trang và phong cách sống nổi bật nhất dành cho phái mạnh theo từng mùa/năm.
Copyright © 2024 Luxuo Media Vietnam. All Rights Reserved. Website Developed by Tony Toàn