Thời trang trong phim thắng giải Oscar 2024 “Oppenheimer” có điều gì thú vị?
StyleNewsGuide

Thời trang trong phim thắng giải Oscar 2024 “Oppenheimer” có điều gì thú vị?

Phong cách của nhân vật chính Julius Robert Oppenheimer – “cha đẻ bom nguyên tử” hướng đến những chuẩn mực trong thời kỳ chiến tranh.

Nội dung của bộ phim Oppenheimer diễn ra vào những năm cuối cuộc Thế chiến thứ hai và xoay quanh cuộc hành trình của nhà vật lý thiên tài người Mỹ, Julius Robert Oppenheimer (Cillian Murphy thủ vai), trong việc phát triển quả bom nguyên tử đầu tiên. Tác phẩm cũng tập trung vào sự nghiệp và nội tâm phức tạp của ông sau khi chứng kiến sức hủy diệt của loại vũ khí này.

Để khắc họa rõ nét về thời kì chiến tranh Thế giới thứ hai, đội ngũ sáng tạo trang phục của bộ phim đã mang đến hình ảnh thời trang giao thoa giữa năm 1920-1940 thông qua những thiết kế suit may đo của nhân vật chính và tuyến nhân vật phụ xuất hiện xuyên suốt bộ phim.

Hình ảnh thời trang đậm nét thời kỳ chiến tranh

Theo cuốn tiểu sử American Prometheus: The Triumph and Tragedy of J Robert Oppenheimer, bố của nhân vật chính Julius Robert Oppenheimer là một người rất am hiểu về vải vóc, chính vì thế nhân vật này luôn có một tư duy thời trang tuyệt vời cùng những bộ suit được cắt may chỉn chu theo cơ thể và đặc biệt phù hợp với bối cảnh chiến tranh.

Vào những năm 1900, suit 3 mảnh là trang phục đặc trưng dựa theo chương trình truyền hình nổi tiếng “Peaky Blinders”. Thời bấy giờ, trang phục được làm bằng chất liệu khá nặng mang hơi hướm đồng phục của công nhân với các tông màu trầm như đen, xanh navy hoặc nâu sẫm. Sang đến năm 1920, những bộ suit được chia thành 2 kiểu riêng biệt dành cho những tầng lớp khác nhau trong xã hội. Người bình dân thường được nhìn thấy trong kiểu dáng trang phục giống các nhân vật trong “Peaky Blinders”, sản xuất hàng loạt như đồng phục công nhân với chất liệu khá nặng nề.

Giới quý tộc lại được khoác lên người bộ suit may đo riêng, làm bằng chất liệu vải mềm mại, cao cấp với màu sắc tươi sáng và hoàn thiện tổng thể nhờ vào các phụ kiện đi kèm như khăn bỏ túi, cà vạt cùng một đôi giày da bóng loáng. Trong bộ phim Oppenheimer, nhân vật chính cũng được tác giả khắc hình tượng họa thời trẻ với những bộ suit 3 mảnh làm bằng chất liệu vải tweed được may đo vừa vặn với cơ thể, mang đến hình ảnh hào hoa, tinh tế của tầng lớp giàu có. Tư duy thời trang của Julius Robert Oppenheimer còn thể hiện qua cách anh chọn kiểu áo sơ mi đi kèm có phần cổ áo dài và nhọn cùng cà vạt có sắc thái đậm.

Nhân vật Julius Robert Oppenheimer vào những năm 1920

Sang đến độ tuổi trưởng thành vào những năm 1940, sự thay đổi trang phục của nhân vật chính cũng khá ít cùng phom dáng rộng rãi hơn so với các bộ suit thời trẻ, nhấn nhá thêm các loại phụ kiện thắt lưng phong cách miền Viễn Tây nước Mỹ, cà vạt ngắn và không thể thiếu chiếc mũ porkpie đặc trưng.

Lý giải vì sao Julius Robert Oppenheimer không còn chuộng các kiểu suit may đo như thập niên 1920, bởi thời kỳ hậu chiến tranh năm 1940, thế giới đã thay đổi, những bộ suit may đo dần được thay thế bằng quần áo sản xuất sẵn. Kinh tế suy thoái khiến việc mua sắm bộ trang phục đắt tiền trở thành một việc làm xa xỉ, chỉ dành cho giới quý tộc. Những năm 1940, đàn ông chỉ diện suit trong dịp quan trọng.

Các nhà sản xuất quần áo thời bấy giờ bắt đầu thử nghiệm với các chất liệu hỗn hợp từ nhiều loại vải khác nhau. Trang phục của các tầng lớp trong xã hội trở nên bình đẳng hơn, gam màu tối, hoa văn xương cá hay đường kẻ sọc nhuyễn xuất hiện nhiều trong tủ quần áo của nam giới.

Julius Robert Oppenheimer ở độ tuổi trưởng thành vào những năm 1940

Hình ảnh đặc trưng của những quý ông ở thập niên 1940

Người đàn ông thời bấy giờ thường mặc phom dáng quần rộng và đường xếp li ủi thẳng từ thắt lưng xuống đến ống. Trang phục của nam giới trong những năm 1940 quay về tinh thần tối giản. Điều này cũng được nhìn thấy rõ nét trong bộ phim Oppenheimer thông qua nhân vật phụ Richard Tolman cùng vẻ ngoài đầy ấn tượng với bộ suit ba mảnh mặc quần tây xếp ly sắc nét đi kèm cà vạt họa tiết bắt mắt.

Kỹ sư Vannevar Bush diện kiểu suit ba mảnh tương tự nhưng gam màu hơi hướm xanh olive cổ điển và phần áo waistcoat bên trong ngắn hơn so với truyền thống, nhưng vẫn đáp ứng đúng những chuẩn mực thời trang nam giới thập niên 1940.

Những chiếc mũ porkpie 

Ở bộ phim Oppenheimer, nhân vật chính luôn xuất hiện trong những bộ suit ba mảnh cùng chiếc mũ porkpie đặc trưng. Theo chia sẻ của nhiều trang báo, đây chính là điểm ấn tượng khiến người xem nhớ về nhân vật trong phim. Thiết kế phụ kiện này được Mirojnick sáng tạo dựa trên một số bức ảnh chụp Oppenheimer đội mũ tại Princeton và thời gian làm việc tại phòng thí nghiệm Los Alamos.

Nhà thiết kế chia sẻ rằng món phụ kiện này khó làm hơn những loại mũ khác, bởi các nghệ nhân phải có kỹ thuật cao và chiếc mũ phải ôm chặt vào đầu diễn viên khi họ di chuyển trong các phân cảnh. Đội ngũ sáng tạo tốn hai tháng hoàn thành chiếc mũ có trọng lượng siêu nhẹ bằng chất liệu vải nỉ, không nhuộm màu.

Sau khi bộ phim ra mắt, chuỗi trung tâm thương mại cao cấp John Lewis của Anh đã tăng hơn 21% doanh số ở mảng phụ kiện khi khách hàng tìm mua những loại mũ tương tự porkpie. Thương hiệu mũ Herbert Johnson báo cáo giới trẻ ngày càng khao khát sở hữu kiểu mũ này nhiều hơn sau thành công của bộ phim Oppenheimer.

Ảnh: Tổng hợp
 

Related Article