Oscar 2022: 10 chiến thắng mang tính kỷ lục sẽ gọi tên ai?
Music & FilmFilm

Oscar 2022: 10 chiến thắng mang tính kỷ lục sẽ gọi tên ai?

Oscar lần thứ 94 sẽ chính thức diễn ra vào ngày 27/3 sắp tới và giới mộ điệu không chỉ mong đợi những chiến thắng xứng đáng được vinh danh, mà còn háo hức đoán già đoán non những cái tên/tác phẩm có thành tựu đột phá sẽ có chiến thắng lần đầu tiên, hay thậm chí có khả năng xô đổ những kỷ lục lâu đời tại lễ trao giải lớn nhất hành tinh này.

Kristen Stewart và Ariana DeBose có thể trở thành những phụ nữ công khai come-out đầu tiên giành giải Oscar

Với chiều dài lịch sử của Oscar, chúng ta có rất nhiều nữ diễn viên thuộc cộng đồng LGBTQ+ chiến thắng giải thưởng danh giá này, tuy nhiên họ ngẫu nhiên có một điểm chung là chưa từng chính thức công khai xu hướng tính dục của mình trước báo giới và người hâm mộ. Do vậy, nếu Kristen Stewart giành giải “Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất” (Best Atress) với “Spencer” và/hoặc Ariana DeBose tiếp tục chuỗi chiến thắng của mình với hạng mục “Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất” (Best Supporting Actress) cho “West Side Story”, họ sẽ làm nên lịch sử cho cộng đồng của mình.

Thêm nữa, trong trường hợp Kristen Stewart thật sự chạm tay đến vinh quang tột bậc đó, cũng đồng nghĩa cô sẽ trở thành nữ chính đầu tiên đoạt Oscar mà không cần đề cử SAG và BAFTA. Về phần mình, Ariana DeBose có khả năng chiến thắng nhỉnh hơn Kristen khi trước đó, cô thống trị hàng loạt giải tiền Oscar như Quả Cầu Vàng, BAFTA, SAG…

Troy Kotsur có thể trở thành nam diễn viên khiếm thính đầu tiên đoạt giải Oscar

“CODA” (Child of Deaf Adults) đang nhận được những đánh giá rất tích cực của giới phê bình và xác suất phim này chiến thắng là không hề nhỏ. Dựa trên bộ phim Pháp “La Famille Bélier”, “CODA” kể về một cô gái tên Ruby (Emilia Jones) được nuôi dạy trong một gia đình khiếm thính ở Boston. Troy Kotsur nhận được đề cử cho hạng mục “Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất” (Best Supporting Actor) cho màn hóa thân không thể giàu cảm xúc hơn của anh trong vai cha của Ruby. Nếu thành công, Troy Kotsur sẽ là nam diễn viên khiếm thính đầu tiên lập nên kỷ lục này. Có một sự trùng hợp ngẫu nhiên, bạn diễn Marlee Matlin đảm nhận vai vợ anh cũng là nữ diễn viên khiếm thính đầu tiên giành giải Oscar cho “Children of a Lesser God” vào năm 1987. Đây quả là một chiến thắng có ý nghĩa của anh và cho cả đoàn phim “CODA”.

“CODA” có thể trở thành bộ phim đầu tiên có dàn diễn viên chủ yếu là người khiếm thính giành giải “Phim hay nhất”

Có lẽ “The Power of Dog” dẫn đầu trên các bảng xếp hạng và nhận được nhiều sự chú ý trong giai đoạn đầu nhưng tình yêu của người hâm mộ dành cho bộ phim “CODA” đang ngày càng tăng. Đường dài mới biết sức ngựa và những điều xuất phát từ trái tim sẽ dễ lay động lòng người và ở lâu trong trái tim họ hơn. Và với một dàn diễn viên chủ yếu là người khiếm thính bản thân nó đã là một lợi thế cạnh tranh, một sự đặc biệt độc bản không tìm thấy ở bất kỳ tựa phim nào trong đường đua hướng đến Oscar. Chưa dừng lại tại đó, nếu “CODA” giành giải “Phim hay nhất” (Best Picture), đây sẽ là bộ phim thứ 6 mang về giải thưởng cao nhất mà không có đề cử “Đạo diễn xuất sắc nhất” (Best Director). Cụ thể, “Wings” (1927) và “Grand Hotel” (1932) đều giành được giải thưởng cao nhất mà không có đề cử của đạo diễn khi giải thưởng còn sơ khai. Gần đây hơn, “Driving Miss Daisy” (1989), “Argo” (2012) và “Green Book” (2018) cũng chiến thắng mà không có đề cử dành cho “Đạo diễn xuất sắc nhất”.

Denzel Washington có thể là diễn viên da màu đầu tiên mang về giải Oscar thứ 3

Năm nay, anh được đề cử cho vai chính trong “The Tragedy of Macbeth”. Hai chiến thắng trước đó của anh ấy cho hai tựa phim “Glory” (1989) và “Training Day” (2001). Hiện tại, anh và nam diễn viên Mahershala Ali đang là hai diễn viên da màu có nhiều chiến thắng nhất. Đây là đề cử về diễn xuất thứ 9 của anh và thứ 10 về tổng thể (vì “Fences” – 2016 cũng từng được đề cử cho “Phim hay nhất”), đưa Denzel Washington trở thành người da màu được nhận được cử nhiều nhất trong bất kỳ hạng mục nào.

Kenneth Branagh cuối cùng cũng có thể giành giải Oscar sau 7 lần được đề cử

Nhà làm phim Bắc Ireland giữ kỷ lục với nhiều đề cử Oscar cá nhân nhất với 7 đề cử. Nổi bật nhất phải kể đến đề cử “Đạo diễn xuất sắc nhất” cho cả “Belfast” (2022) và “Henry V” (1990) nói chung và nhận thêm đề cử “Nam diễn viên chính xuất sắc nhất” cho “Henry V” nói riêng. Các đề cử gần đây của anh ở hạng mục “Phim hay nhất” và “Kịch bản gốc hay nhất” (Best Original Screenplay) cho “Belfast” nâng tổng số lên 7. Mặc dù anh phải cạnh tranh với nhiều cái tên sừng sỏ ở hạng mục đạo diễn và phim nhưng chiến thắng trong đường đua kịch bản gốc không phải là điều hão huyền, hoàn toàn nằm trong tầm tay.

Jane Campion có thể trở thành nữ đạo diễn thứ 3 đoạt giải “Đạo diễn xuất sắc nhất”

Nếu làm nên kỳ tích với “The Power of Dog”, Jane Campion sẽ tiếp bước Kathryn Bigelow, người đã giành chiến thắng cho “The Hurt Locker” năm 2010 và người chiến thắng năm ngoái Chloé Zhao với “Nomadland” trở thành nữ đạo diễn thứ 3 gặt hái được thành tựu quý giá này. Jane Campion là phụ nữ đầu tiên 2 lần nhận đề cử đạo diễn với “The Power of the Dog”. Đây sẽ là một chiến thắng vô cùng vẻ vang cho các nữ đạo diễn trong hành trình mải miết khẳng định mình trong mảnh đất vốn dĩ được mặc định là sân chơi của nam giới.

Một bộ phim may mắn trở thành phim đầu tiên nhận giải do fans bình chọn

Sau khi giải Oscar cho “Phim nổi tiếng nhất” (Best Popular Film) bị loại bỏ cách đây vài năm, Viện Hàn lâm đã trở lại với giải thưởng này với tên gọi “Phim hay nhất cho người hâm mộ bình chọn” (Fan Favorite Award), được bình chọn bởi công chúng thông qua nền tảng Twitter. Dựa theo số lượng hashtag bình chọn, các nhà phê bình đã tìm ra những cái tên đang chiếm trọn trái tim của người hâm mộ như “Cinderella”, “Spider-Man: No Way Home”, “Army of the Dead”“The Suicide Squad”.

“Drive My Car” sẽ là bộ phim Nhật Bản đầu tiên đoạt giải “Đạo diễn xuất sắc nhất”

“Drive My Car” của xứ sở mặt trời mọc là ứng viên gây ngạc nhiên nhất khi là phim không nói tiếng nước ngoài góp mặt trong hạng mục “Phim hay nhất” lần này. Bên cạnh đó, “Drive My Car” còn nhận được 3 đề cử khác là: “Đạo diễn xuất sắc” cho Ryûsuke Hamaguchi, “Kịch bản chuyển thể hay nhất” và “Phim quốc tế xuất sắc”. Trên thực tế, đạo diễn Ryûsuke là đạo diễn Nhật Bản thứ 3 được đề cử sau Hiroshi Teshigahara năm 1966 với “Woman in the Dunes” và Akira Kurosawa năm 1986 với “Ran”. Coàn chiến thắng ở hạng mục “Phim hay nhất” sẽ chỉ là chiến thắng thứ 2 cho Nhật Bản ở hạng mục này, sau thành công của “Departures” năm 2009.

Phim Đan Mạch LGBTQ+ Flee có thể là bộ phim đầu tiên chiến thắng 2 trong 3 đề cử

“Flee” đã làm nên lịch sử khi trở thành phim đầu tiên được đề cử ở hạng mục “Phim hoạt hình hay nhất” (Best Animated Feature), “Phim tài liệu” (Documentary Feature) và “Phim quốc tế” (International Feature) trong cùng năm. Giờ đây, nó có thể làm nên lịch sử lần thứ 2 nếu giành 2 chiến thắng bất kỳ trong số 3 đề cử của mình. Trong khi “Honeyland”“Collective” đều được đề cử kép ở “Phim tài liệu” và “Phim quốc tế” trong những năm gần đây nhưng đều trắng tay và “Spirited Away” – người ẳm giải “Phim hoạt hình hay nhất” lại không được đề cử ở hạng mục “Phim quốc tế”.

Billie Eilish có thể trở thành người trẻ tuổi nhất lập kỷ lục “Triple Crown” với nhạc phim

Giọng ca Gen Z đã giành được giải Grammy với “Bài hát hay nhất” (Best Song) viết cho Visual Media cùng anh trai Finneas O’Connell và Quả cầu vàng với “Bài hát gốc hay nhất” (Best Original Song) cho “No Time to Die” từ bộ phim cùng tên về James Bond mới nhất. Nữ ca sĩ trẻ sẽ đánh bại kỷ lục của Bond Adele, người đã giành giải Oscar ở tuổi 25. Tuy nhiên, để làm được điều đó, cô gái trẻ sẽ phải vượt qua các đối thủ đáng gờm như Beyoncé , Van Morrison, Lin-Manuel Miranda và Diane Warren.

Ảnh: Tổng hợp
 

Related Article