Màu sắc thực của tác phẩm điêu khắc Hy Lạp cổ đại
Arts & Culture

Màu sắc thực của tác phẩm điêu khắc Hy Lạp cổ đại

Tất cả những gì chúng ta thường biết về tượng điêu khắc Hy Lạp, La Mã cổ đại hoá ra không đơn sắc (monochrome), mà thực tế vô cùng đa sắc (polychromy). Thời gian làm phai màu chỉ để lại lớp cẩm thạch trắng, dẫn đến cách hiểu sai lệch từ thời Phục Hưng cho tới thế kỷ 19, rồi kéo dài tới tận ngày nay.

Các phòng trưng bày nghệ thuật điêu khắc Hy Lạp và La Mã tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan của Thành phố New York đang chưa đựng những kỳ quan bằng đá cẩm thạch trắng, trong không gian rộng lớn, tràn ngập ánh sáng, nhưng có điều gì đó thật lạ. Những ngày này, các tác phẩm điêu khắc đều tràn ngập màu sắc chứ không đơn màu như cả thế giới thường mặc định. Ngài Marco Leona, trưởng khoa khoa học của Met cho biết: “Tất cả chúng đều đã được sơn màu”.

Sơn, không phải màu trắng. Hoá ra người Hy Lạp cổ đại không hề có trải nghiệm thẩm mỹ về các tác phẩm của họ như ta thường thấy bây giờ. Đó là một sự tình cờ của thời gian và tự nhiên. Có lẽ không ai trong chúng ta tưởng tượng được những tác phẩm điêu khắc màu trắng lấp lánh của Hy Lạp cổ đại được sơn bằng nhiều màu sắc tươi sáng.

Kinh ngạc trước những kiệt tác Hy Lạp cổ đại ngày nay, có một khái niệm ăn sâu vào tâm trí chúng ta rằng tất cả những tác phẩm điêu khắc tuyệt đẹp đó ban đầu là đá cẩm thạch trắng không tì vết và thời gian đã cướp đi một số trong số chúng vẻ sáng chói lọi của chúng. Ta có xu hướng nghĩ rằng những bức tượng mang tính biểu tượng như thần Hermes hay Venus de Milo là những tác phẩm điêu khắc bằng đá cẩm thạch đơn giản chỉ thiếu một số bộ phận, cũng như làn da trắng lấp lánh của chúng.

Tuy nhiên, các nhà khảo cổ đã chắc chắn rằng điêu khắc gia Hy Lạp cổ đại đã sử dụng màu sắc tươi sáng, cũng như vàng và ngà voi, để làm đẹp thêm cho các công trình kiến ​​trúc tráng lệ mà họ đã tạo ra. Trên thực tế, hầu hết chúng đều rực rỡ trong cách phối màu , điều này rất cần thiết cho tác động tổng thể mà các tác phẩm điêu khắc tạo ra.

Các nhà khoa học khảo cổ đã ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm tiết lộ màu sắc và màu sơn đã mất từ ​​lâu của các tác phẩm điêu khắc Hy Lạp cổ đại. Cụ thể, các chuyên gia sử dụng kỹ thuật không phá hủy, chẳng hạn như hình ảnh đa diện và phân tích nguyên tố với huỳnh quang tia X, để có thể tái tạo phần lớn diện mạo đầy màu sắc ban đầu của các kiệt tác này. Giới nghiên cứu khám phá ra rằng có một mô tuýp trong lối diễn tả các tác phẩm điêu khắc Hy Lạp cổ đại: các vị thần có mái tóc vàng biểu thị sự cao quý, các chiến binh có tóc và da nâu, trong khi phụ nữ có làn da trắng biểu thị sự tươi mới của tuổi trẻ.

Brinkmann đã trưng bày bộ sưu tập các bản sao của mình tại một số bảo tàng trên thế giới. Vinh dự lớn nhất của ông là khi các tác phẩm của ông được trưng bày tại Bảo tàng Khảo cổ học Quốc gia Athens, với các quan chức hàng đầu của chính phủ Hy Lạp và các nhà khảo cổ học nổi tiếng tham dự buổi khai mạc. Đó là lúc ông có cơ hội chụp một số tác phẩm của mình trước Parthenon, chẳng hạn như bức Archer có màu sắc rực rỡ, trông kỳ lạ, một bản sao của tác phẩm điêu khắc Hy Lạp năm 490 trước Công nguyên.

Tuy nhiên, nếu ngày càng nhiều những bản sao được vẽ chính xác, tỉ mỉ này bắt đầu được trưng bày trong các viện bảo tàng và các không gian triển lãm khác, mọi người sẽ một lần nữa có thể nhìn thấy chúng giống như những gì các nghệ sĩ cổ đại mong muốn chúng được xem và chiêm ngưỡng. Hiện bộ sưu tập đang được giới thiệu tại The Metropolitan Museum of Art, New York. Với những khám phá này, có lẽ sẽ làm thay đổi rất nhiều lý thuyết nghiên cứu mỹ thuật thời Hy Lạp, La Mã cổ đại.

Bài: Nam Thi
Ảnh: Tổng hợp
 

Related Article