Lừa đảo tiền điện tử – Hai mắt xích quan trọng cần bảo vệ ngay bây giờ
LifestyleBusiness

Lừa đảo tiền điện tử – Hai mắt xích quan trọng cần bảo vệ ngay bây giờ

Không có gì bảo mật tuyệt đối trong thời đại này và tội phạm mạng luôn có cách để “phá” các chủ đầu tư, đặc biệt là khi tiền điện tử lại là dòng tiền không thể nhìn thấy, phụ thuộc hoàn toàn vào công nghệ và các ứng dụng.

Tiền điện tử là gì và hoạt động như thế nào?

Trước khi tìm hiểu về những vụ lừa đảo tiền điện tử, tôi nghĩ sẽ tốt hơn nếu chúng ta hiểu một chút về khái niệm và cách nó hoạt động như thế nào.

Tiền điện tử (crypto) là tiền kỹ thuật số được thiết kế để cho phép người dùng gửi thanh toán trực tuyến nhanh chóng ở mọi nơi trên thế giới mà không cần thông qua ngân hàng và không có sự giám sát của bất kỳ chính phủ nào. Ý tưởng là việc loại bỏ các ngân hàng và nhà môi giới khỏi phương trình có thể giảm phí và cho phép người gửi và người nhận giữ sàn giao dịch riêng tư.

Trên hết, giá tiền điện tử rất dễ biến động. Trong phần lớn thời gian tồn tại trong 5 năm đầu tiên của Bitcoin, nó có giá trị dưới 1.000 đô la cho mỗi đồng xu. Nhưng vào năm 2017, nó đã tăng lên 20.000 đô la trước khi giảm trở lại xuống dưới 5.000 đô la vào năm 2018 và tăng vọt lên hơn 60.000 đô la cho mỗi đồng vào năm 2021.

Theo nhiều cách, giao dịch tiền điện tử giống như giao dịch cổ phiếu – đặc biệt nếu bạn đang làm như vậy thông qua một ứng dụng giao dịch. Ví dụ như trên Coinbase (một lựa chọn phổ biến và là một trong những sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất ở Hoa Kỳ), quy trình rất đơn giản: Bạn có thể chỉ cần nhấn vào biểu tượng “bán” trên ứng dụng, chọn tiền điện tử bạn muốn bán và số lượng bạn muốn bán. Sau đó, nhấn “bán ngay bây giờ” và bạn có thể nhận được giá thị trường hiện tại tốt nhất.

Điều quan trọng cần lưu ý là các sàn giao dịch thường tính phí giao dịch và bạn cũng có thể phải trả chênh lệch khi mua. Một sự khác biệt lớn giữa giao dịch cổ phiếu và giao dịch tiền điện tử là sự biến động. Theo đó, ví tiền điện tử giữ thông tin cá nhân mà bạn cần để thực hiện giao dịch. “Ví nóng” là tên một loại ví kỹ thuật số cho phép bạn chuyển tiền qua sàn giao dịch tiền điện tử. Trong khi đó, ví “lạnh” là phần cứng không được kết nối với internet (và do đó rất an toàn).

Dễ thấy, để thực hiện bất kỳ một thao tác mua bán tiền điện tử nào, bạn cũng cần có ít nhất hai mắt xích để hoàn thành giao dịch – ứng dụng giao dịch và ví giữ tiền. Vậy nên, những cái bẫy lừa đảo cũng không nằm ngoài mục đích bẻ gãy một trong hai mắt xích này.

Những cái bẫy lừa đảo tiền điện tử tinh vi

Nếu bạn nhúng tay vào tiền điện tử, tốt nhất bạn nên hết sức cảnh giác nếu nhận được một tin nhắn ngẫu nhiên có chủ đích từ một ứng dụng giao dịch. Các trò gian lận ứng dụng tiền điện tử giả đang gia tăng, giới chức trách cảnh báo và những kẻ lừa đảo đang kiếm lời từ hàng triệu người. Một báo cáo mới từ FBI cho biết 244 người Mỹ đã bị cướp số tiền ước tính 42.7 triệu đô la từ các ứng dụng tiền điện tử giả mạo. Kẻ gian đã ngày càng thành công hút tiền điện tử của các nhà đầu tư một cách dễ như bỡn.

Đánh cắp một vài logo và thiết lập một trang web mô phỏng một công ty tài chính nổi tiếng là một thủ đoạn cũ và những kẻ gian ngày nay đang sử dụng kế hoạch này để lừa mọi người. Vào tháng 4, trang web an ninh mạng KrebsOnSecurity đã đăng về một vụ lừa đảo liên quan đến tiền điện tử sử dụng tên của nhà quản lý danh mục đầu tư nổi tiếng Cathie Wood và công ty đầu tư ARK Invest của cô ấy để hướng nạn nhân đến một trang web giả mạo nhằm lừa đảo họ với lời hứa về một món quà hời “tiền điện tử”.

Đây không chỉ là lời cảnh báo từ phương Tây mà cho tất cả những ai đang dự phần trong lĩnh vực tiền điện tử. Bây giờ, bạn phải đề phòng các ứng dụng di động giả mạo cũng như các trang web giả mạo.

FBI cho biết bọn tội phạm thường đánh cắp tên thương hiệu, biểu tượng và các thông tin nhận dạng khác của các nền tảng giao dịch tiền điện tử thực hoặc các tổ chức tài chính, sau đó tạo các ứng dụng giả nhằm đánh lừa bạn nghĩ rằng bạn đang thực hiện giao dịch với một tổ chức có thật. Trong một trường hợp, hơn hai chục người đã bị lừa bởi một nền tảng giả mạo trông giống như một nền tảng giao dịch hợp pháp và bị thuyết phục gửi tiền điện tử vào “ví” ở đó. Các nạn nhân phát hiện ra họ đã giao dịch với kẻ mạo danh khi họ cố gắng rút tiền nhưng bất thành. Những kẻ lừa đảo đã kiếm được 3.7 triệu đô la trong vụ đó.

Trong các trường hợp khác, tội phạm mạng sử dụng tên của các nền tảng dịch vụ tài chính không còn tồn tại hoặc ở nước ngoài để đánh lừa các nhà đầu tư, khiến họ chắc mẩm mình đang giao dịch với các doanh nghiệp hợp pháp.

Những cái bẫy lừa đảo tinh vi đều có một điểm chung là các nạn nhân đều bị thuyết phục tải xuống một ứng dụng di động. Một khi giao dịch tiền điện tử, bạn nên thận trọng với bất kỳ ứng dụng nào được đề xuất tải về máy. Tiếp theo sau đó là những lời mời gọi, hứa hẹn rất hấp dẫn như đảm cho bạn một khoản lợi nhuận lớn hoặc cung cấp “phần thưởng đăng ký” hoặc các phần mềm miễn phí khác.

Làm sao để tránh lừa đảo tiền điện tử?

Khi tiền điện tử ngày càng trở nên phổ biến, ngày càng có nhiều công ty cung cấp các cách thức để mua và bán các loại tiền kỹ thuật số. Nếu nhà đầu tư quá non nớt hoặc thiếu sự cảnh giác thì gần như họ chẳng bận mảy may về ứng dụng/công ty họ đang giao dịch.

Cách hiệu quả nhất đó là hãy cảnh giác với bất kỳ lời mời chào nào mà bạn nhận được để giao dịch tiền điện tử trên một ứng dụng không quen thuộc. Ngay cả khi lời mời dường như đến từ một tổ chức tài chính mà bạn tin tưởng, bạn nên xác minh một cách độc lập (thông qua cuộc gọi điện thoại hoặc tìm kiếm trên trình duyệt riêng biệt, không được thực hiện thông qua ứng dụng) để kiểm tra thông tin liên lạc thực sự đến từ họ.

Ảnh: Tổng hợp
 

Related Article