“Điện ảnh cũng như nước, như đồ ăn, không có thì tôi không sống được,” Victor Vũ nói về chuyện tình của mình với điện ảnh đơn giản như vậy. Sự nghiệp điện ảnh Victor Vũ có thăng có trầm, nhưng sức sáng tạo và làm mới không ngừng nghỉ là yếu tố khiến mỗi dự án điện ảnh của Victor Vũ luôn để lại dấu ấn nhất định. Victor Vũ nói chính anh khi đi xem phim cũng ở tư cách một khán giả, nên anh chỉ biết một điều: có thích hay không, có cảm xúc hay không. Còn nếu muốn phân tích về mặt chuyên môn, anh sẽ xem lại bộ phim đó một lần nữa. Tâm lý này là yếu tố tiên quyết với mỗi dự án phim của vị đạo diễn đã có hơn 12 năm gắn bó với điện ảnh Việt Nam.
Người ta thường hay nói chín người mười ý, nhưng ai cũng sẽ phải đồng tình khi nói về Victor Vũ ở hai ý: anh là một đạo diễn khó tính và chẳng ai biết được Victor Vũ sẽ làm gì tiếp theo. Sau hàng loạt dự án phim gây sốt phòng vé, Victor Vũ trở lại phòng chiếu mùa hè năm nay với dự án tâm lý, ly kì “Thiên thần hộ mệnh” khiến khán giải phải tò mò bàn tán ngay từ trailer. Từ hình tượng những con búp bê kumathong đầy ám ảnh cho đến hai nhân tố mới Amee và Samuel An, từ một câu chuyện hậu trường showbiz vốn đã được chính Victor Vũ khai thác trước đó, cho đến cú bắt tay của bộ phim Việt đầu tiên với hãng thu âm lớn nhất thế giới Universal Music Group…
Càng ngày tôi càng nhận ra giới showbiz, cụ thể là những người có sức ảnh hưởng và những người làm trong ngành giải trí càng ngày càng trẻ ra. Vì vậy mà những tham vọng, cạm bẫy và cám dỗ cũng ngày càng lớn hơn. Đây không phải là lần đầu tiên tôi khai thác showbiz và các góc khuất trong ngành giải trí. Nhưng lần này tôi khai thác showbiz ở một góc nhìn trẻ hơn, gần gũi với thực tế hơn.
Bên cạnh đó là thế giới tâm linh. Yếu tố kumathong ở đây là một thế lực đại diện cho thế giới tâm linh, nó giúp tôi khai thác câu chuyện về tham vọng của người trẻ muốn dấn thân vào showbiz.
Thật ra, có hai lí do tôi chọn dàn diễn viên đó. Lí do thứ nhất là tại vì các bạn đang sống rất thuận, rất gần với nhân vật trong phim.
Các bạn cũng là những người làm trong ngành giải trí, cũng trải qua những hào quang và cả thử thách trong ngành này, vì thế họ mang lại cái gì đó rất thật. Lí do thứ hai là khi xem phim, khán giả chỉ muốn chìm vào trong thế giới mình tạo ra, vào câu chuyện mà mình dẫn dắt, và quên đi diễn viên này là diễn viên mới hay có tên tuổi. Cái quan trọng là họ thể hiện được cái vai của họ, những cảm xúc và tâm lý trong bộ phim.
Diễn viên có tên tuổi đến mấy cũng không thể cứu được một bộ phim nếu phim dở hay diễn viên không hợp vai.
Phần khó nhất với tôi là phần kịch bản. Tôi cũng đã khai thác đề tài này nhiều rồi, vì vậy lần này tôi muốn cái cách kể chuyện của mình được bình tĩnh hơn, diễn ra một cách tự nhiên hơn để cho khán giả bị chìm vào trong thế giới của nhân vật thay vì chờ đợi một cái gì đó gay cấn, hồi hộp, kinh dị, và đó cũng là lúc sự bất ngờ trong phim có thể thỏa mãn những khán giả xem phim và là điểm sáng của bộ phim.
Tôi khó… với chính mình, có nghĩa ở cương vị đạo diễn tôi sẽ phải hiểu tất cả mọi yếu tố làm nên một bộ phim, từ phương pháp đến ngôn ngữ. Đối với tôi, ngôn ngữ hình ảnh, những góc quay, cả phục trang, màu sắc, cách dựng và ánh sáng đều rất quan trọng. Nếu mình chọn đúng thì nó sẽ kể đúng câu chuyện của mình. Khi mình lơ là với nó, không kĩ trong khâu chọn thì câu chuyện sẽ không theo tầm nhìn của mình. Vì vậy tôi rất kĩ trong góc quay. Nếu mình chuyển camera lên một chút thì nó sẽ nói lên một điều khác. Và nếu nó trật cái ý của mình thì khán giả sẽ hiểu theo hướng khác luôn. Nên là, đôi khi có những thứ mình nghĩ là đơn giản, không có ảnh hưởng gì nhiều nhưng lại có ảnh hưởng lên cảm xúc của người xem. Vậy nên ví dụ cái chuyện chọn góc quay thôi, tôi nghĩ đó cũng phải là công việc của đạo diễn.
Ngoài chuyện làm đạo diễn ra, tôi cũng là một khán giả xem phim và thích rất nhiều loại phim. Vậy nên tôi rất dị ứng khi nghe ai đó nói với tôi về một sở trường làm phim. Thể loại thì cũng chỉ là một cách kể chuyện, một phương tiện diễn đạt. Đó là lí do có những bộ phim thực ra rất ly kì như Cô dâu đại chiến chẳng hạn, nhưng tôi quyết định theo hướng comedy vì nó dễ tiếp cận khán giả hơn và giải quyết được một số vấn đề trong câu chuyện. Vì vậy trong việc chọn thể loại, có thể nó sẽ song song với việc chọn ý tưởng, có thể nó sẽ là một cái gì đó riêng.
Tôi nghĩ đó là tranh luận ở thị trường Việt Nam, khi đánh giá thế nào là một bộ phim nghệ thuật và phim giải trí thương mại, còn ở thị trường khác sự phân biệt này không rõ ràng ở những thị trường khác. Điều này cũng phụ thuộc rất nhiều vào hướng đi của nhà làm phim. Có người làm phim đôi khi không phải để phố biến. Còn một số khác thì muốn làm phim cho khán giả… Với cá nhân tôi, một bộ phim giải trí đương nhiên phải có yếu tố nghệ thuật, để bộ phim có chất lượng, vì thế nói những bộ phim giải trí thương mại không có yếu tố nghệ thuật là sai.
Hầu hết những bộ phim Hollywood đều rất giải trí nhưng vẫn có giá trị nghệ thuật. Quan điểm của tôi là, một bộ phim phải luôn có hai yếu tố. Mình không thể đề cao cái yếu tố nào lên, mà phải tìm cách cân bằng giữa chúng.
Tôi không bao giờ nghĩ rằng, mình quá lệ thuộc vào thị hiếu, vì thị hiếu thay đổi liên tục, các nhà làm phim không thể cứ chạy theo thị hiếu được, nó cũng không giúp thị trường phát triển lên. Nhiều khi, chính phim của mình mới tạo ra thị hiếu, tạo ra hiện tượng, và đây là điều bất cứ nhà làm phim nào có lẽ cũng mong muốn. Trong một thị trường người ta đã có quá nhiều cái gì đó rồi, mình làm phim có cái đó cũng không ích gì.
Phim hay còn phụ thuộc hai thứ, một thứ không kiểm soát được chính là thị hiếu, một thứ có thể kiểm soát được là cái cách mình làm phim có mang lại cảm xúc không. Một bộ phim dù có yếu về mặt kĩ thuật thì cũng phải có yếu tố cảm xúc. Khi nó chạm đến cảm xúc của khán giả, thì một là khán giả sẽ nghĩ tới một chuyện gần gũi với họ, hai là họ sẽ được truyền cảm hứng. Để làm được điều đó thì không đơn giản. Gần đây tôi có xem một số phim cũ của đạo diễn người Ý Roberto Benigni- Life is beautiful, với tôi đó chính là một bộ phim hay vì nó mang đến cảm xúc rất mạnh cho tôi, có lúc tôi cười, có lúc tôi khóc.
Nói thật là, tôi cũng không biết trả lời như thế nào, vì cũng chưa bao giờ nghĩ đến chuyện đó. Tôi không bao giờ nhìn một thành công hay thất bại như là cái gì quá đặc biệt, nhất là trong ngành này. Hôm nay mình có thể là số 1, ngày mai có thể là số 10, số 20, đó không phải là điều quan trọng nữa. Nói thực khi mới bắt đầu làm phim, tôi cũng chỉ muốn thành công. Nhưng sau nhiều dự án phim, tôi có xu hướng đón nhận thành bại như yếu tố nhất thời. Cái tiếp theo mới là cái quan trọng.
Nói chung, tôi là một người lạc quan. Sau hơn 12 năm làm phim ở thị trường trong nước, tôi thấy mọi thứ đang dần đi đúng hướng. Càng ngày càng có những bạn trẻ tài năng, có tiếng nói và tầm nhìn riêng của họ, cần thiết cho thị trường điện ảnh phát triển, bên cạnh đó là nhiều cơ hội. Đương nhiên một thị trường phát triển nhanh, sẽ có nhiều phim hơn, lúc đó khán giả sẽ kén chọn hơn, đó chính là thử thách đối với nhà làm phim. Khán giả sẽ ngày càng hiểu điều họ mong đợi ở một bộ phim, họ sẽ dễ chọn phim hay đánh giá đạo diễn tốt hơn. Đó là điều các nhà làm phim phải suy nghĩ.
MEN’S FOLIO, tạp chí quốc tế về thời trang và phong cách sống dành cho Quý Ông sành điệu, có bề dày hơn 25 năm kể từ ngày thành lập đầu tiên vào năm 1997 tại Singapore. Men’s Folio mang sứ mệnh quảng bá tài năng châu Á, cũng như xu hướng thời trang nổi bật nhất qua các mùa. Hiện ấn phẩm đã có mặt tại đa quốc gia, hoạt động mạnh mẽ ở các nước Đông Nam Á, và chính thức có mặt tại Việt Nam vào tháng 11/2020. Ấn phẩm Men’s Folio Vietnam hội tụ những bài viết tinh hoa, hình ảnh bắt mắt, giới thiệu những nhân vật danh tiếng của ngành công nghiệp thời trang và giải trí Việt Nam. Cùng cái nhìn tổng quan về xu hướng, thời trang và phong cách sống nổi bật nhất dành cho phái mạnh theo từng mùa/năm.
Copyright © 2024 Luxuo Media Vietnam. All Rights Reserved. Website Developed by Tony Toàn