Home MF Society BizLab BizLab SS5.EP7: “Lửa trong tim, dưới chân là sỏi đá” – Trung Phạm, Founder Barista Collective
Tôi lựa chọn xây dựng đội ngũ chuyên sâu về cà phê, tập trung vào phân khúc cà phê và cà phê chất lượng cao. Đây là một hướng đi táo bạo. Thị trường cà phê đặc sản khá nhỏ, như một bông hoa vừa chớm nở. Tuy nhiên, chính vì nhỏ mà cơ hội phát triển lại càng lớn. Thị trường nhỏ tạo điều kiện để mọi người trong ngành làm quen, chia sẻ và kết nối dễ dàng hơn, từ đó thúc đẩy sự lan tỏa và phát triển mạnh mẽ.
Trong công việc và kinh doanh, điều quan trọng là hiểu rõ câu chuyện mình muốn theo đuổi: con đường nào sẽ đi, đội ngũ sẽ xây dựng ra sao và giá trị cốt lõi của sản phẩm là gì. Khi nhìn vào những yếu tố này, chúng ta sẽ có mục tiêu rõ ràng và kiên trì theo đuổi. Điều tôi mong muốn nhất là khi khách hàng thưởng thức một ly cà phê, bên cạnh hương vị, họ còn cảm nhận được sự ủng hộ tinh thần dành cho người nông dân và sự bền vững trong phát triển nông nghiệp.
Tựu trung, điều quan trọng không phải là phải đưa ra quá nhiều quyết định, mà là chọn một quyết định phù hợp và cố gắng biến nó thành hiện thực. Tôi thường sẽ chọn những quyết định mang lại nhiều lợi ích hơn rủi ro. Nếu rủi ro nhỏ, tôi sẵn sàng chấp nhận. Mỗi hướng đi đều có thử thách, và tôi tập trung vào mặt tích cực, cũng như cơ hội mà quyết định đó mang lại.
Tôi hiểu rằng có rất nhiều đối thủ mạnh trên thị trường. Điều này vừa là khó khăn nhưng cũng là lợi thế với tôi, bởi quy mô nhỏ cho phép tôi xây dựng một đội ngũ vững chắc hơn. Khi quy mô lớn hơn, việc duy trì sự chặt chẽ đó sẽ trở nên khó khăn hơn. Để phát triển bền vững, cốt lõi vẫn nằm ở con người. Tôi luôn chú trọng xây dựng một đội ngũ thật sự vững vàng, để đảm bảo mọi thứ từ kỹ thuật, chất lượng nước uống, con người đến dịch vụ đều được thực hiện một cách chuẩn chỉnh.
Dù có kinh doanh cà phê ngoại nhập, tôi luôn đảm bảo rằng mỗi tháng, Barista Collective đều ra mắt những thức uống mới, đặc biệt trong các dịp lễ hội. Tôi muốn người tiêu dùng cảm nhận rằng các thức uống của chúng tôi luôn được kết hợp hài hòa với nông sản Việt. Những nguyên liệu này không chỉ góp mặt mà còn được tinh tế lồng ghép trong món uống, mang giá trị nông sản Việt đến gần hơn với khách hàng.
Tôi tự hào khi bước đến cột mốc nhiều ý nghĩa này. Năm năm không quá ngắn cũng không quá dài. Nhìn lại chặng đường đã qua, tôi nhận ra bản thân đã làm được vô số điều và đạt được những dấu ấn mà trước đây tôi không nghĩ tới. Đó thực sự là một hành trình với rất nhiều nỗ lực và đấu tranh. Đại dịch đã cuốn đi công sức của rất nhiều người, từ các bạn start-up đến những doanh nghiệp lâu năm. Tôi cảm thấy bản thân thật may mắn khi có thể duy trì được đến thời điểm hiện tại.
Tôi luôn cảm nhận mình là một người phóng khoáng, vì vậy việc đầu tư quá nhiều vào phát triển ngôn ngữ dường như không phù hợp với tôi. Trong suốt thời gian học đại học, tôi nhận ra công việc này mang lại cho tôi niềm vui rất lớn. Điều đó đã định hướng tôi theo đuổi con đường kinh doanh và mở quán, nơi tôi có thể sống với đam mê của mình.
Thật sự, tôi ít khi cảm thấy chặng đường mình chọn là sai. Tuy nhiên, sẽ có những lúc tôi cảm thấy tương đối nản lòng. Phải thừa nhận rằng không phải lúc nào mọi chuyện cũng thuận lợi, hay mọi thứ sẽ diễn ra như mình nghĩ. Nhưng khi nhìn lại hành trình từ những ngày đầu, tôi biết mình sẽ vẫn chọn như vậy, và tôi phải tiếp tục bước đi, dù có ra sao chăng nữa.
Điều tôi học được khi bước vào ngành này là phải biết quan sát và học hỏi từ các thương hiệu khác, từ sở thích của khách hàng, và gạn lọc thông tin một cách từ từ. Luôn có một khoảng thời gian nhất định để thử nghiệm, và đôi khi, kết quả chưa chắc đã thành công.
Thật sự, một cửa hàng đối với chuyện nhận diện thương hiệu hay để khách hàng có thể biết tới mình sẽ ít hơn. Tôi là một người thích phiêu lưu và mạo hiểm. Cái gì khó tôi lại muốn theo đuổi, đây là một thách thức không nhỏ đối với tôi, làm sao để mọi người có thể biết đến Barista Collective chỉ với một cửa hàng. Bên cạnh đó, khả năng kiểm soát khi mở chuỗi đòi hỏi nội lực của mình phải mạnh và tiềm lực tài chính cũng phải vững chắc.
Với khả năng của một con cá bé, tôi không nghĩ đây là “solo”, mà lựa chọn tập trung vào nội lực bên trong. Trong tương lai, nếu gặp đúng người để cùng bắt tay và triển khai một cửa hàng Barista Collective tiếp theo, tôi vẫn sẵn lòng.
Cả hai yếu tố này thường song hành với nhau. Cà phê đặc sản thường hầu hết tập trung ở các khu vực trung tâm và khá khó để tìm thấy ở các vùng ven. Đối tượng khách hàng nước ngoại thường phóng khoáng và cởi mở, dù cũng có những khách hàng khó tính hoặc ít thân thiện. Tuy nhiên, điều khó nhất chính là chinh phục khách hàng nội địa. Việc truyền tải được thông điệp và câu chuyện trong một ly cà phê, để mọi người cảm nhận được giá trị và ý nghĩa của nó, cần nhiều công sức và thời gian hơn so với việc phục vụ khách nước ngoài, những người đã quen với loại cà phê đậm đắng.
Để người Việt cảm nhận được sự mới mẻ từ loại cà phê chua, tinh tế, đòi hỏi sự hiểu biết nhất định và khả năng sáng tạo nhiều công thức chế biến phức tạp.
Cà phê Việt là một phần của văn hóa. Việt Nam đứng thứ hai trên thế giới trong việc xuất khẩu cà phê, nên tôi có niềm tin rất lớn vào thói quen tiêu dùng của người Việt. Ngành hàng cà phê có một tương lai rộng mở và luôn có cơ hội cho những người muốn bắt đầu công việc trong lĩnh vực này.
Bản thân tôi đôi khi cũng cảm thấy mệt mỏi trước sự thay đổi liên tục của công nghệ, và thường tôi sẽ tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi quyết định chuyển đổi. Tôi sẽ quan sát các khách hàng và các hàng quán xung quanh nhiều hơn để trả lời cho những câu hỏi như: “Họ đang làm gì?”, “Khách hàng đang chuyển mình như thế nào?”, “Sở thích của họ ra sao?” và “Bước tiếp theo của họ là gì?”. Sau đó, tôi sẽ tổng hợp thông tin và đưa ra chiến lược. Ví dụ, trong thời điểm công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, tôi sẽ phải tập trung đi theo xu hướng. Tuy nhiên, nếu quá phụ thuộc vào công nghệ, tôi có thể dễ dàng đánh mất giá trị cốt lõi của mình.
Để bơi trong biển cá mập mình phải trở thành một sinh vật mà cá mập không ăn được. Mà theo tôi biết cá mập không ăn cá heo. Cá heo có một cái sóng âm để chống chọi với những cá thể khác.
Cảm ơn những chia sẻ của anh.
—–
VỀ BIZLAB VIDEO SERIES SS5 – BAR & COFFEE
Những “bão táp” trong ngành F&B thôi thúc đội ngũ Men’s Folio Vietnam khởi động BizLab Video Series SS5, đào sâu vào lĩnh vực kinh doanh của nhóm ngành hàng cà phê – quán bar, một địa hạt cụ thể của bức tranh lớn. Các thương hiệu chúng tôi tìm đến đều được sáng lập, điều hành từ những người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề và có sự am hiểu nhất định về ngành. Thành tựu và trở ngại mà họ có sẽ đem cho chúng ta nhiều công thức thú vị về cách tồn tại và phát triển trong mảnh đất nhiều sự cạnh tranh này. Bên cạnh tìm ra giải pháp và cơ hội của ngành, thì làm sao để bơi trong biển cá mập mà không bị nuốt chửng, cũng là giá trị cốt lõi của mùa 5.
———
VỀ BIZLAB VIDEO SERIES
Series video “BizLab” – nơi dành cho các thế hệ lãnh đạo, đặc biệt là các bạn start-up trẻ, chia sẻ những công thức thử nghiệm táo bạo, góc nhìn mới, cách tư duy mới mà họ đã chọn để hiện thực hóa giấc mơ khởi nghiệp và vận hành mô hình kinh doanh của mình.
“BizLab – Thu công thức, nghiệm thành công, không có chi!”
Liên hệ hợp tác, tài trợ qua email: baotran.nguyen@mensfolio.vn
MEN’S FOLIO, tạp chí quốc tế về thời trang và phong cách sống dành cho Quý Ông sành điệu, có bề dày hơn 25 năm kể từ ngày thành lập đầu tiên vào năm 1997 tại Singapore. Men’s Folio mang sứ mệnh quảng bá tài năng châu Á, cũng như xu hướng thời trang nổi bật nhất qua các mùa. Hiện ấn phẩm đã có mặt tại đa quốc gia, hoạt động mạnh mẽ ở các nước Đông Nam Á, và chính thức có mặt tại Việt Nam vào tháng 11/2020. Ấn phẩm Men’s Folio Vietnam hội tụ những bài viết tinh hoa, hình ảnh bắt mắt, giới thiệu những nhân vật danh tiếng của ngành công nghiệp thời trang và giải trí Việt Nam. Cùng cái nhìn tổng quan về xu hướng, thời trang và phong cách sống nổi bật nhất dành cho phái mạnh theo từng mùa/năm.
Copyright © 2024 Luxuo Media Vietnam. All Rights Reserved. Website Developed by Tony Toàn