Đạo diễn Trần Hữu Tấn biết tôi qua dự án “Thưa mẹ con đi” nhưng chúng tôi chỉ từng nói chuyện với nhau đúng một lần. Cho đến “Kẻ ăn hồn”, anh Tấn mời tôi vào vai cậu Sang luôn. Vốn dĩ quan điểm làm nghề của tôi là không muốn lặp lại một hình tượng vai diễn nên khi biết cậu Sang là một vai phản diện, tôi muốn nhận ngay bởi chưa có cơ hội vào vai nào như vậy. Đến hiện tại, đây cũng là vai diễn mà tôi thích nhất bởi nó mang nhiều tính thử thách.
Thật sự, ban đầu khi nhận vai, tôi cảm thấy chưa biết nên làm gì với nhân vật này. Theo lời khuyên của anh Tấn, tôi cứ đọc kịch bản nhiều lần và chuẩn bị những thứ mà mình chủ động được như tóc, ngoại hình,… Tuy nhiên, chỉ khi bước đến làng Sảo Há, tôi mới thực sự định hình được nhân vật của mình và tin vào những điều có thể diễn ra với nhân vật.
Ngoài ra, ngày bấm máy dời cũng là cái may trong cái rủi, tôi có nhiều thời gian làm việc với đạo diễn và bạn diễn hơn. Tôi hay gọi điện với Hoàng Hà để trò chuyện, thúc đẩy tinh thần cho nhau. Tuy nhiên trên màn ảnh, mọi người nhận xét tương tác giữa hai chúng tôi không có nhưng thực ra, cậu Sang ngay từ đầu vốn không có tình cảm với Phong mà chỉ lợi dụng để trả thù. Còn ngoài đời, tôi nhận thấy Hà là bạn diễn có nhiều tương tác với mình nhất. Cả hai có khá nhiều điểm tương đồng về độ tuổi, tư duy làm nghề, mục tiêu nên có thể chia sẻ và học hỏi được khá nhiều điều từ nhau.
Thứ nhất, tôi nhận ra tuổi thơ một đứa trẻ thật sự rất quan trọng trong quá trình trưởng thành. Thứ hai, khi quay phim tại Hà Giang, tôi thấy được cuộc sống thuận theo tự nhiên rất giản dị của người dân nơi đây. Họ luôn chắt chiu những niềm vui nhỏ nhặt trong sự thiếu thốn, không mong cầu nhiều, chỉ đi làm rừng rồi lại quây quần với nhau. Điều đó khiến tôi suy nghĩ về cuộc sống thành thị – nơi tôi thấy mình trở nên ích kỷ, luôn muốn nhiều hơn những thứ đã có nên không tìm thấy những niềm vui giản đơn xung quanh. Vì vậy, sau chuyến đi, tôi thấy mình nên sống chậm lại và vô tư hơn. Điều này cũng giúp người làm nghệ thuật tự do sáng tạo hơn.
Đối với tôi, đó là cảnh cậu Sang đứng ở bãi tha ma sau khi một nửa dân làng bỏ mạng vì xuống núi, và cậu nghĩ về mẹ rồi nói: “Có phải cái chết là cách tốt nhất thoát khỏi nơi đây?” Có thể khi lên màn ảnh đã bị cắt bớt nhưng bản thân tôi lại có rất nhiều cảm xúc khi quay cảnh này. Cậu Sang là một nhân vật có động cơ và hành động bạo lực nhưng đằng sau đó, cậu trải qua nỗi đau mất mẹ, muốn thoát khỏi ngôi làng nhưng chẳng thể chủ động làm gì, xung quanh lại không có ai thấu hiểu,… Nên tôi thấy thương nhân vật này và muốn khán giả cảm thông cho nhân vật này nhiều nhất có thể.
Thật lòng, cách thoại và đài từ trong phim cũng là cách tôi nói chuyện với mọi người ở cuộc sống đời thường. Ngoài ra, tôi biết bản thân mình không làm cho có mà đã cố gắng để đạt mức tốt nhất có thể nên khi thấy khán giả đánh giá như vậy, tôi cảm thấy có chút buồn. Tuy nhiên, hơn hết, tôi rất quý trọng những nhận xét này, nó giống như một hồi chuông cảnh tỉnh để mình biết điểm dở, hơn là ảo mộng trong những thứ mình nghĩ là đúng.
Tuy không đóng quá nhiều phim, không tạo ra nhiều pha bùng nổ doanh số nhưng tôi nghĩ mình đã cho khán giả thấy nỗ lực đa dạng hóa vai diễn, từ chàng trai nhẹ nhàng trong “Thưa mẹ con đi” rồi một tay ăn chơi chính hiệu trong “Fanti” đến cậu Sang độc ác trong “Kẻ ăn hồn”. Tác phẩm tôi có vẫn còn khiêm tốn nhưng phần nào cũng giúp tôi suy nghĩ nhiều hơn về cách làm nghề. Thời gian đầu tôi diễn theo bản năng, rồi đến khoảng thời gian tôi lại tính toán, suy nghĩ quá nhiều và hiện tại là lúc tôi cân bằng hai yếu tố đó. Hiện tại, tôi có những sự phát triển hơn so với 4 năm trước nhờ sự cải thiện, và trong tương lai, tôi vẫn sẽ luôn luôn duy trì điều đó.
Tôi nghĩ còn phụ thuộc định hướng mỗi người nhưng với tôi, tôi muốn được biết đến là diễn viên có biên độ diễn xuất rộng. Tất nhiên, tôi không ảo tưởng tự đặt ra điều đó bởi những đạo diễn tôi đã làm việc cũng từng đánh giá tôi như vậy nên tôi tin mình có khả năng. Tuy nhiên, điều này cũng tạo ra áp lực là tôi phải làm tốt tất cả thể loại và kiểu nhân vật. Tôi phải có những sự khắt khe nhất định để vai diễn của mình tạo được dấu ấn sâu đậm. Cái khung nào cũng được, vấn đề là đã chọn khung nào thì phải làm cho tốt.
Ngoài việc đọc kịch bản nhiều lần và thường xuyên xem phim thì nhạy cảm trong việc quan sát và suy nghĩ về động cơ hành động của con người cũng là điều cực kỳ quan trọng, bởi có thể một ngày nào đó mình sẽ hóa thân vào một người, rơi vào trường hợp mà mình từng thấy.
Chẳng hạn, khi đứng chờ đèn đỏ, tôi thấy cặp vợ chồng gây gổ ngay giữa đường. Dù đó là chuyện của những người xa lạ nhưng tôi không thờ ơ, mà sẽ suy nghĩ thử xem chuyện gì nghiêm trọng mà người ta phải làm vậy, những lý do nào có thể xảy đến,… Khi nhận một vai diễn, tôi cũng phải đặt ra nhiều dấu hỏi cho thì nhân vật mình tạo ra rất chắc.
Mệt chứ, nhưng tôi vui vì điều đó. Cuộc sống có nhiều thứ không cho phép mình làm nhưng phim ảnh thì có thể, thậm chí có đến cả trăm người tạo ra thế giới để mình làm những điều chưa từng làm, rất đã! Mặc dù việc đi quay liên tục dẫn đến thiếu ngủ, chẳng buồn ăn là chuyện thường tình nhưng bù lại, tôi được hưởng rất nhiều đãi ngộ, ưu ái từ công việc của mình. Những khó khăn, cực nhọc chẳng là gì so với những thứ tôi nhận được.
Cảm ơn những chia sẻ của Gia Huy.
MEN’S FOLIO, tạp chí quốc tế về thời trang và phong cách sống dành cho Quý Ông sành điệu, có bề dày hơn 25 năm kể từ ngày thành lập đầu tiên vào năm 1997 tại Singapore. Men’s Folio mang sứ mệnh quảng bá tài năng châu Á, cũng như xu hướng thời trang nổi bật nhất qua các mùa. Hiện ấn phẩm đã có mặt tại đa quốc gia, hoạt động mạnh mẽ ở các nước Đông Nam Á, và chính thức có mặt tại Việt Nam vào tháng 11/2020. Ấn phẩm Men’s Folio Vietnam hội tụ những bài viết tinh hoa, hình ảnh bắt mắt, giới thiệu những nhân vật danh tiếng của ngành công nghiệp thời trang và giải trí Việt Nam. Cùng cái nhìn tổng quan về xu hướng, thời trang và phong cách sống nổi bật nhất dành cho phái mạnh theo từng mùa/năm.
Copyright © 2024 Luxuo Media Vietnam. All Rights Reserved. Website Developed by Tony Toàn