Vietnam Airlines In-Flight Safety 2022: Để chúng con tiếp tục câu chuyện dân tộc
LifestyleArts & Culture

Vietnam Airlines In-Flight Safety 2022: Để chúng con tiếp tục câu chuyện dân tộc

Người kể câu chuyện này là nguyên 1 đội ngũ những con người trẻ, tài năng và đầy khát vọng trong việc thể hiện hình ảnh Việt Nam “mới hơn, đẹp hơn”.

Đầu tiên, xin phép bạn đọc mình sẽ sử dụng xưng hô là “Con”. “Con” ở đây là một sự kính trọng với thế hệ đi trước – với những người đã xây dựng và phát triển Việt Nam tới ngày hôm nay. “Con” ở đây chính là danh xưng của những người thuộc thế hệ trẻ với chính “Quê Hương” – nơi chôn nhau cắt rốn của chúng con một cách đầy tự hào, nơi mà chúng con sẽ tiếp tục câu chuyện kể về Việt Nam. Và tất nhiên, theo cách của chúng con.

Vietnam Airlines không hổ danh là Hãng Hàng không quốc gia khi trong khoảng thời gian ngắn gần đây đã thay đổi rất nhiều trong cách tiếp cận văn hóa Việt Nam tới với giới trẻ một cách linh động và đầy năng lượng hơn. Với trọng trách không chỉ đơn thuần là vận chuyển mà còn là “Người đưa tin”, không chỉ khách quốc tế mà khách nội địa về những danh lam thắng cảnh, những nét văn hóa của người Việt. Với tư cách là một khách hàng “không thường xuyên” của Vietnam Airlines cũng như trải nghiệm cơ số các hãng bay từ quốc tế đến nội địa, thời gian ngồi chờ máy bay cũng như thấp thỏm tới nơi mình muốn là khoảng thời gian trống rất nhiều. Thú thực rằng, con đã thuộc làu bảng hướng dẫn an toàn khi đi lên trên máy bay từ khi mới lớp 1 – không được quay phim, không được sử dụng điện thoại đi động hay các bộ phận phát sóng khi máy bay cất và hạ cánh, không được hút thuốc, áo phao ở đâu, làm gì. Mặc dù bạn bè tiếp viên rất chỉnh chu, xinh đẹp nhưng con toàn ngủ lúc đó. Nhưng giờ đã khác với “Clip hướng dân an toàn trên máy bay” được sản xuất bởi những người trẻ tài năng – nó lại mở ra cho con một câu chuyện thú vị hoàn toàn khác.

Hãng Hàng không quốc gia trong năm 2022 đã “trẻ hóa” rất nhiều trong cách tiếp cận nội dung với khách hàng và cân bằng rất tốt trong việc truyền thông để ra dáng “Cánh chim với biểu tượng hoa sen Việt Nam”. Bằng cách hợp tác với Spacespeakers trong việc ra nhạc chờ “Nhanh lên nhé” với việc hài hòa kết hợp giữa các nhạc cụ truyền thống dân tộc, trang phục và các địa điểm đẹp tại Việt Nam nhưng có lẽ gần gũi với con hơn đó là “Clip hướng dẫn an toàn trên máy bay” mới được công bố gần đây.

Sự tin tưởng và chuyển giao thế hệ từ những các bậc phụ huynh đến giới trẻ là một điểm cần có và minh chứng cho tài năng của thế hệ mới. Nó biện chứng cho việc chúng con có thể nổi loạn, có thể ăn mặc hay tư tưởng không giống nhiều với thế hệ trước nhưng với những gì chúng con được học, những gì chúng con được nhìn và những gì chúng con được trải nghiệm tại Việt Nam. Tình yêu của chúng con với Việt Nam là không hề thua kém bất kỳ ai cả. Tuy nhiên, chúng con sẽ kể về văn hóa đó dưới góc nhìn mới mẻ của chúng con hơn.

Nếu các bạn đã xem clip “In-Flight Safety Video” được thực hiện bởi Viewfinder Media và chỉ đạo bởi đạo diễn trẻ tài năng Phương Vũ thì sẽ thấy một Việt Nam đẹp đẽ xuất hiện với các trang phục truyền thống của 54 dân tộc anh em đang sinh sống tại đất nước hình chữ S. Nhưng khéo léo vào trong đó là những thứ mới hơn – đó chính là sự kết hợp giữa văn hóa “Phương Tây – Phương Đông”. Dưới bàn tay của DTAP thì các nhạc cụ truyền thống của từng vùng miền trải dài từ miền Bắc, miền Trung và miền Nam kết hợp với các giai điệu hiện đại là nhạc nền để diễn viên (Cũng là người trẻ) thoải mái thể hiện những điệu nhảy cũng kết hợp giữa hiphop và văn hóa truyền thống đa dạng của dân tộc Việt. Rồi các bạn sẽ tự hỏi là “Có hành vi chiếm đoạt văn hóa hay không?”

Nhạy cảm nhưng theo con là không. Con nghĩ đơn giản “Văn hóa sẽ tồn tại nếu nó được tiếp tục được truyền tới thế hệ kế cận. Một văn hóa sẽ mất đi nếu không ai nhắc tới nó, biết tới nó dù ở phương diện nào đi nữa”. Muốn người ta yêu và tìm hiểu thì người ta phải biết trước đã. Nếu xét ngay cả bản thân chúng ta nếu xem những nội dung quá thuần văn hóa sẽ khó lòng nào tập trung vì bề dày của nó (trừ khi chúng ta thực sự quan tâm tới nó) nên cách tiếp cận với nó cũng nhẹ nhàng và truyền cảm hơn. Những điệu nhảy mang hơi hướng hiện đại và du nhập như hiphop, tutting kết hợp các điệu nhảy truyền thống trong trang phục của các dân tộc anh em Việt mang tới cho con một cảm giác “Gần gũi, Thân thiện. Hòa nhập nhưng không hòa tan” của thế hệ mới. Nó cũng thể hiện tinh thần cầu tiến, mở lòng và tiếp thu cái mới nhưng không đánh mất đi bản sắc văn hóa dân tộc. Nó cũng nói lên rằng “Hiphop nói riêng và Nhảy nói chung không có rào cản về quốc gia, về dân tộc, về tôn giáo. Nó là sự đồng điệu về tâm hồn, về con người” – đây sẽ là thứ mà con tự hào đi chia sẻ với những người bạn ngoại quốc của con.

“Đất nước của mình đấy. Thấy đất nước mình xịn không, hiện đại không. Thấy đất nước mình lấy được văn hóa hiphop của Mĩ, của Âu Phương và thể hiện theo cách của dân tộc không? Thấy nó lạ không? Vì nó được kết hợp với các yếu tố dân tộc của Việt Nam đấy”.

Và tất nhiên, câu chuyện hẳn sẽ thú vị với những người bạn ngoại quốc và dễ tiếp cận hơn rất nhiều. Họ cảm thấy tò mò, thấy vừa đẹp vừa kính trọng về một nền văn hóa mở cửa nhưng không hòa tan. Một điểm mà chúng ta để ý nữa là cách thể hiện và mô phỏng các hoạt động cần thiết và an toàn trên máy bay đều được tinh chỉnh về bàn ghế, dụng cụ sao cho phù hợp với văn hóa của từng vùng. Đây là một điểm nhỏ nhưng khá là tinh tế.

Chắc chắn, chúng con sẽ nhận những chia sẻ như thế này “Tại sao không sử dụng người bản địa cho những hình ảnh truyền thống?”. 54 dân tộc anh em – dân tộc Kinh như là anh cả của tất cả mọi người. Phần nào khó thì anh cả phải lo. Nó giống như một lời giới thiệu “úp mở” dành cho những người muốn khám phá dân tộc thiểu số đó, về địa điểm và văn hóa đó. Và dĩ nhiên khi tự khám phá thì cái gì cũng đáng để nhớ, để lưu tâm hơn rất nhiều. Và chắc chắn lúc đó nó sẽ kích cầu được du lịch, được những trải nghiệm mới hơn.

Con và nhiều bạn bè – anh chị thế hệ mới luôn cảm thấy đau đáu rằng về việc truyền tải các nội dung liên quan đến văn hóa dân tộc trong thời trang cũng như đại chúng khi bây giờ quá nhiều thứ đang chuộng về thứ ngoại. Càng phải tiếp cận sao cho thế hệ mới biết tới và đánh giá cao những bản sắc đa dạng trong dân tộc Việt Nam nhưng phải gần gũi và dễ cảm nhận. Nhưng điều mà con tôn trọng đó là “Thế hệ trước bắt đầu tin tưởng, chuyển giao câu chuyện kể về đất nước cho thế hệ trẻ, những người tài năng và mong muốn mang hình ảnh Việt Nam độc đáo hơn”.

Tất nhiên, con không phải là người kể câu chuyện này. Người kể câu chuyện này là nguyên 1 đội ngũ những con người trẻ, tài năng và đầy khát vọng trong việc thể hiện hình ảnh Việt Nam “mới hơn, đẹp hơn”. Và con được phép nhắc lại tiêu đề: “Xin hãy tin tưởng chúng con. Hãy để chúng con tiếp tục câu chuyện dân tộc”.

Xin chân thành cảm ơn những người đứng sau ánh sáng để chứng minh tài năng và cách kể chuyện của thế hệ mới:

EP: chị Hien Do

Directed by Phương Vũ ( Antiantiart )

PM: chị Trinh Tran

Producer: chị Quỳnh Anh

Music: DTAP

DOP : Trương Trọng Tân

Art director: thầy @Nguyễn Xuân Nguyên

1st Creative idea: Dominic Nghĩa Đỗ

AD: Hoa Trần

PA: Đình Thảo, Tùng Bab, Hoàng Mai

Choreographer: Nghiêm Văn Hải

1st Creative idea: Dominic Nghĩa Đỗ

AD: Hoa Trần

PA: Đình Thảo, Tùng Bab, Hoàng Mai

Choreographer: Ngô Tự Huy (Antiantiart) , Nghiêm Văn Hải

Camop: Đặng Thịnh, Vũ Minh Mọc

Focus HCM: Bảo Trường, Dương Anh

Focus Hà Nội : Gia Huy, Tất Bình

Art department: Quốc Tuấn, Phương Vũ, Thanh Hiếu, Lê Nguyễn, Phạm Trường

Costume Designer: Lĩu Lĩu team

Makeup Artist: Hoàng Tín team

Casting: Viewfinder Media

Talent: Trà My, Minh Châu, , Minh Trà, Quang Anh, Minh, Ngờ, Sĩ Hoàng, Thái Sơn, Gia Phương, Trung Nghĩa, Tú Chinh, Minh Võ, Thanh Lam, Nhật Linh, Diệu Linh, bé Tân Anh, Ngân Hà

Sign Language: Bảo Ngọc

Flight Attendant: Lan Phương, Ngọc Trâm, Hoàng Duy, Kim Khánh

Teacher of Flight Attendant: cô Phương Hiếu

Story Borad Artist: Tuan Anh (Antiantiart)

Trinity Operator: Steadihan

Flycam: Kiet Nguyen

Equipment: HK, Cine Hanoi

Catering: Trung Sứ, Trần Thị Tươi

Location: Trần Văn Tui

Logistic: Nguyễn Sơn Lâm, Quân Lê

Offline: Vũ Minh Mọc (Antiantiart)

2nd offline : Phạm Duy ( Antiantiart studio )

Grading: Thanh Duy

Online: Aha Nguyễn

SFX & Final Mix: Đạt Việt sound

Voice Talent: Ngọc Bảo, Minh Tùng

BTS: Đào Đức Thiện, Phát Đạt

Bài: Trí Minh Lê
Hình ảnh: Vietnam Airlines In-Flight Safety 2022
 

Related Article