Từ sưu tập nghệ thuật đến giám tuyển: Cuộc chơi của những người đàn ông đương đại
LifestyleArts & Culture

Từ sưu tập nghệ thuật đến giám tuyển: Cuộc chơi của những người đàn ông đương đại

Paris, buổi tối ngày 15 tháng 9 vừa qua, các phòng trưng bày nghệ thuật của kinh đô ánh sáng đồng loạt cùng nhau thực hiện tiệc mở màn cho các triển lãm mới, đánh dấu sự trở lại mạnh mẽ của nghệ thuật sau 2 năm đầy lắng đọng.

Các khu phố từ Montaigne hào nhoáng cho đến Marais đầy vẻ boho sáng rực ánh đèn từ 6h tối, những không gian nghệ thuật bình thường kín đáo bí ẩn, bỗng dưng mở toang tấp nập người vào ra, cùng trên tay. Nguồn năng lượng nghệ thuật quay trở lại thành phố như người bạn cũ giờ bỗng dưng thay da đổi thịt.

Tại số 2 ở đại lộ Montaigne danh giá, phòng trưng bày của nhà sưu tập lão làng với 36 năm kinh nghiệm, Laurent Strouk, nổi bật và tấp nập hơn tất cả với triển lãm mang tên “Inti-piku” đầy màu sắc.

Công chúng Pháp đã quá quen thuộc với Laurent Strouk dưới tư cách đại diện và đem đến các phong trào nghệ thuật Pop, Hiện Thực Mới (Nouvelle Réaliste), Hình Tượng Tường Thuật (Figuration narrative), Hình Tượng tự do cùng những cái tên Tom Wesselmann cho đến Jean-Michel Basquiat… Ngày nay ông vẫn có trong tay của mình nhưng cái tên như Kaws, Takashi Murakami hay thậm chí Damien Hirst. Nhưng cuộc mở màn này hoàn toàn khác biệt bên cạnh không gian ở đại lô danh giá cùng với một không gian mới hơn 1.000m2 thông báo sự chuyển mình của Laurent đến với hướng đi nghệ thuật đương đại mới mẻ, khác biệt so với trước đây và đặc biệt hướng tới các nghệ sĩ tiếp theo.

Laurent Strouk cùng với tác phẩm của Damien Hirst trong bộ sưu tập của mình.

Vài năm trở lại đây ở Việt Nam, câu chuyện sưu tập nghệ thuật lúc nào cũng mới mẻ với hàng vạn câu hỏi trên mọi bàn tiệc: sưu tập thế nào, thẩm mỹ ra sao, tư duy nghệ sĩ và mối quan hệ với người nghệ sĩ phải như thế nào? Sở hữu một tác phẩm như một hình thức đối thoại với bản thân dù nhưng hiện tại mọi thứ dường như các nhà sưu tập trong nước chỉ dừng ở mức vẫn còn ở mức ái ngại ánh nhìn người khác hoặc lo lắng khoản đầu tư nghệ thuật của mình mất giá trị. Bước ra khỏi vòng an toàn trong lúc sưu tập đã khó một, chia sẻ đến người khác bộ sưu tập nghệ thuật khó đến mười khi tình trạng đa số các tác phẩm vẫn còn thuộc “trong nước” và giữ “trong nhà”.

Nghệ thuật đương đại tồn tại dưới dạng như một lại ngôn ngữ chung qua hình ảnh, kí hiệu hơn, kích thích sự tò mò và phần nào như tấm gương phản chiếu hơn là những vật phẩm chỉ để làm hình ảnh cho người sở hữu chúng. Buổi triển lãm mở màn cho hướng đi nghệ thuật mới , tinh thần cầu thị chuyển mình và cởi mởi của Laurent Strouk trình làng kết hợp các tác phẩm của hơn 20 nghệ sĩ kỳ này, quốc tế từ châu Phi đến châu Á từ tên tuổi cho đến đang lên.

Trước tiên, không gian ấm cúng hai tầng lầu ở Montaigne mời người xem dạo đầu bữa tiệc nghệ thuật với các tác phẩm ấn tượng trừu tượng đan xen giữa các chi tiết thiên nhiên, thần bí giữa các nền văn hóa châu Mỹ, châu Phi với các nghệ sĩ Appah Gideon, Barcelo Marcella, Igwe Michael …Tiếp đến, trở về lại với thành thị phần nào đó mơ mộng ngây thơ từ châu Á với các tác giả gạo cội như Otani Workshop, Cho Vivi. Nghệ sĩ Neo-pop nổi tiếng với biểu tượng Venus trứ danh Takeru Amano cũng mang đến tác phẩm điêu khắc mới thu hút mọi ánh nhìn.

Các tác phẩm của Takeru Amano, Cho Vivi

Chưa dừng ở đó, nhà sưu tập với vẻ ngoài hết sức giản dị và thân thiện, luôn tươi cười này còn chu đáo chuẩn bị hẳn các chuyến xe bus để đưa người xem đến khám phá phần tiếp theo của triển lãm không gian thứ hai nằm khuất nằm ẩn mình trong lòng Paris. Bước qua cách cửa sắt dày khép kín, không gian 1000m2 dễ dàng khiến bất cứ người đam mê nghệ thuật nào cũng phải choáng ngợp với hơn với phần 2 của triển lãm. Các tác phẩm quy mô kích cỡ lớn hơn, đa dạng thực hành nghệ thuật với các nghệ sĩ tên tuổi như josh Sperling, những chiếc thùng rác rồng rắn từng xuất hiện ở Art Basel của Anita Molinero rực rỡ làm tâm điểm bên cạnh các nghệ sĩ trẻ như Lou Ros, Julien Saudubray, rồi điểm suýt muôn màu sắc và ánh sáng thị giác thẩm mỹ từ các tác phẩm của Martin Javier, Leo Caillard…

Các tác phẩm tại không gian mới với sắp đặt của Anita Molinero, tranh của Valentin Van der Meulen, Lou Ros.

Để thực hiện một cuộc chuyển mình to lớn không phải dễ, nhà sưu tập cũng như giám tuyển phụ trách Baptiste Ozenne, một millennials có nhiều kinh nghiệm với nghệ thuật đương đại cùng giám đốc phòng trưng bày Marie Laborde đã cùng nhau làm việc hết công suất trong việc truyền đạt ý tưởng và hỗ trợ định hướng tầm nhìn sưu tập hoàn toàn mới của Laurent. Nhân dịp này, cuộc trò chuyện với Baptise và Marie dành cho Men’s Folio Vietnam sẽ phần nào giúp giải đáp cũng như đưa ra những hướng đi cho việc sưu tập nói chung và chia sẻ nghệ thuật nói riêng.

Baptiste Ozenne

Tựa đề Inti-Punku đến từ văn hóa inca, từ đâu xuất phát ý tưởng cho triển lãm này?

Ý tưởng triển lãm xuất phát từ chuyến du lịch của tôi ở Peru. Inti-punku chỉ một cánh cổng đón mặt trời rất nổi tiếng trong các buổi lễ lớn ở Machu Picchu dành cho những người rất quan trọng. Ở triển lãm này, tôi muốn khai thác hình ảnh này để việc đi qua cánh cửa tượng trưng cho 2 khu trưng bày này nhằm đưa mọi người tới buổi lễ tới một thế giới mới, quá trình chuyển đổi mới tới hướng tới nghệ thuật đương đại của Laurent Strouk, diễn ra từ tháng 9 này. Như bạn đã biết, vũ trụ trước đây của Laurent hoàn toàn là về Pop và nghệ thuật đường phố, tổ chức nghi lễ hướng tới một vũ trụ có chút gợi chút về cái cũ nhưng trải nghiệm mới là một thử thách đầy thú vị đối với Laurent. Điều quan trọng đây là còn dịp như để thế hệ cũ tay trong tay với thế hệ mới đến bối cảnh đương đại đầy biến đổi.

Bản thân anh cũng là một nhà sưu tập, khi làm việc dưới góc độ giám tuyển điều đó ảnh hưởng thế nào đến anh? Anh cảm thấy như thế từ việc mua tác phẩm cho bản thân và việc giám tuyển tác phẩm cho công chúng?

Trên thực tế, mỗi nhà sưu tập đều có tầm nhìn riêng và cũng có những chọn riêng cho nên khi tôi sưu tập cá nhân, tôi đã có ý tưởng tổng thể trong đầu để có thể trưng bày trước mọi người. Vì vậy, khi vào vai người giám tuyển, khá tự nhiên tôi có thể trình bày những tác phẩm lựa chọn cùng Laurent đúng như ý tưởng ban đầu như cách trên.

Từ chủ đề chính trên, các tác phẩm tôi lựa chọn dành cho triển lãm này đều mang màu sắc riêng và kể câu chuyện riêng thông qua chất liệu, màu sắc, bố cục để tạo thành trải nghiệm chung. Mỗi tác phẩm với câu chuyện riêng nhỏ như vậy sẽ góp dần kể về phần nào bộ sưu tập của một người nào đó, cũng là một chút câu chuyện về cuộc đời anh ấy và những giai đoạn khác nhau của anh ấy.

Vì vậy, việc cho các tác phẩm cho bộ sưu tập của tôi hay triển lãm đều phải kể những câu chuyện có chiều sâu về thẩm mỹ cũng như nội dung. Giống như Laurent, tôi cũng hi vọng rằng sau này khi đã có tuổi hơn tôi cũng thể có thể chia sẻ niềm vui nghệ thuật cho tất cả mọi người. Chia sẻ và kết nối là một điều gì đó rất đẹp và cũng là điều tôi muốn gửi gắm đến triển lãm này.

Anh là bạn của Laurent Strouk dưới tư cách nhà sưu tập và đâu là tiêu chí dành cho show mở màn ở tại khu vực mới này? Đâu là khó khăn khi phải làm việc với nhà sưu tập có kinh nghiệm hơn?
Là một vinh dự khi làm việc với nhà sưu tập nghệ thuật tuyệt với như Laurent Strouk và thật may mắn khi được chọn làm giám tuyển mở màn cho thời kỳ mới của ông ấy. Đây cũng là một công việc rất áp lực đè lên vai tôi nếu câu chuyện tôi kể cùng các nghệ sĩ tôi chọn không thu hút người xem. Nhưng sau tiệc mở màn, rất nhiều người đến và rất hoan nghênh khám phá các nghệ sĩ hoàn toàn xa lạ hoàn toàn với hình ảnh của Laurent Strouk.

Việc chuyển mình sẽ còn mất khá nhiều thời gian, nhưng Laurent rất cởi mở nên thật dễ dàng khi cùng ông ấy khám phá cái mới. Tiêu chí chính tuyệt đối của Laurent chính là màu sắc, pop và tôi cũng vậy nên việc lựa chọn cũng đơn giản hơn. Tôi nghĩ đó là điều đã mang chúng tôi đến với nhau trong cuộc chia sẻ nghệ thuật này. Hy vọng những lần cộng tác tiếp theo sẽ thành công rực rỡ và bền vững vì ông ấy là người đã truyền cảm hứng cho tôi rất nhiều.

Vài suy nghĩ về thị trường nghệ thuật Pháp? Anh có thể cho biết thêm về bộ sưu tập cá nhân? Anh đánh giá thế nào về tiềm năng thị trường châu Á?

Thị trường Pháp đã trở nên sôi động nhiều hơn trước, nhiều phòng trưng bày lớn đặt cơ sở mới, Paris+ bởi Art Basel cũng sắp diễn ra gần phòng trưng bày của Strouk. Sự năng động là điều tương đối đáng trân trọng sau khi chúng ta đã trải qua một giai đoạn phức tạp như sau cuộc khủng hoảng covid. Ở Pháp, nghệ thuật luôn hoạt động tốt và luôn tăng trưởng bền vững kể cả trong khủng hoảng.

Về cá nhân tôi, vẫn còn khá trẻ và bắt đầu sưu tập nghệ thuật với từ những năm 20 tuổi với các tác phẩm đường phố của Banksy hay Invader rồi tới các tác phẩm hiện đại. Sau đó, theo thời gian, tôi nhận thức được nghệ thuật đương đại rất nhanh dù nghệ thuật pop, đường phố vẫn chiếm vị trí quan trọng rồi sưu tập vào khoảng 6, 7 năm gần đây. Tôi bắt đầu bằng cách mua các nghệ sĩ như Tadashi Kawamata, nhiếp ảnh gia Mohamed Bourouissa… từ các phòng trưng bày khác như Perrotin hay Kamel Mennour. Mỗi chuyến đi du lịch cũng là dịp để tôi khám phá nghệ sĩ mới, tác phẩm mới tại các hội chợ để mở rộng bộ sưu tập của mình. Với tôi, khám phá tác phẩm cũng chính là khám phá thế giới của nghệ sĩ. Trong tương lai, tôi cũng mong muốn mở 1 bảo tàng hoặc cũng có thể trở thành nhà bảo trợ.

Nghệ thuật châu Á có tinh thần và năng lượng hoàn toàn khác, mới mẻ. Đó là một nền nghệ thuật tuyệt vời, trong bộ sưu tập tôi cũng có Sorayama và Takeru Amano, được giới thiệu bởi người bạn thân Julien Sato. Tôi tin chắc nghệ thuật Việt Nam cũng có những nguồn năng lượng như thế khi đã có dịp đến thăm Hà Nội nhưng chắc chắn sẽ cần một thời gian để xây dựng nền tảng.

Thị trường châu Á trước đây rất khép kín. Nhưng giờ đây, châu Á dù là ở Hàn Quốc ở Seoul hay ở Hồng Kông, thị trường đều đang mở ra nhiều hơn với nước ngoài. Thị trường tưởng chừng chỉ giành trong sân chơi riêng, sau đó tôi nhận ra rằng ngày nay các nhóm sưu tập như Qiao Zhibing cũng đã mua rất nhiều nghệ sĩ từ khắp nơi trên thế giới. Vì vậy điều đó rất thú vị, và tôi cho rằng đó là một cơ hội mở cho các nghệ sĩ ở châu u hướng tới cơ hội trao đổi mới, cởi mở hơn.

Một số lời khuyên dành cho việc sưu tập nghệ thuật? Anh đã làm một vài dự án NFT, anh nghĩ sao về tương lai của công nghệ dù thị trường đang ảm đạm?

Đây là một số mẹo hữu ích. Khi sưu tập nghệ thuật, hãy thật chậm rãi, ở đây ta không cần chạy đua với ai hết. Với các nhà sưu tập trẻ rồi, chúng ta có thể bắt đầu với các ấn bản nghệ thuật vì giá tiền vừa phải và chúng cũng cho phép bạn bắt đầu việc cảm thụ. Dần dần khi bạn trưởng thành hơn trong gout thẩm mỹ của mình, bạn có thể mua dần các bản gốc.

Ở đây, tôi có ba lời khuyên chính, đầu tiên là hãy mua những gì bạn thích, điều đó rất quan trọng, bạn không nên không mua một tác phẩm nghệ thuật chỉ để đầu tư. Dành thời gian cho nghệ thuật vì đó thực sự là một tác phẩm bạn sẽ sống với hầu hết thời gian. Vì vậy, bạn phải thích nó. Thứ hai là người nghệ sĩ cũng phải mang điều gì đó vào lịch sử nghệ thuật. Vì vậy, nếu bạn nhìn thấy một cái gì đó đi chệch hướng một chút thì bạn phải có khả năng nhận thấy điều đó. Bạn cần phải trau dồi sự nhạy cảm của mình bằng cách đi xem nhiều cuộc triển lãm, bạn phải rất tò mò và sự tò mò hiển nhiên sẽ có thể cho bạn khả năng này để chọn một nghệ sĩ hơn người khác.

Lời khuyên cuối cùng, đó là mua theo thị trường nghệ thuật, nghĩa là không nên mua quá đắt. Mua trung bình giá phù hợp để thay vì được chỉ định hoặc nghe theo xung quanh. Rõ ràng là một tác phẩm bạn sẽ sống cùng, bạn thích nó nhưng nếu chẳng may một ngày sở thích bạn thay đổi, màu sắc tác phẩm thay đổi thì bạn cũng thể giao dịch nó sau mười năm. Hơn nữa, khi bạn sưu tập một cách thông minh, điều đó vừa cho bạn trải nghiệm tốt đồng thời giúp bạn nhận ra các tác phẩm của mình có sức hút với thị trường nghệ thuật trong và ngoài nước, giống như một tài sản và đầu tư mà nếu đem lại lợi thì rất tốt cho mình.

NFT tuy còn mới mẻ với nhiều người, tôi cũng vậy. Bây giờ, khi đi sau vào hơn tôi thấy thú vị và kể cả khi trong thị trường “Gấu” hiện này, một số nhân tố bền vững với thời gian không bị biến mất vẫn sẽ tạo nên những dự án thú vị để chuẩn bị cho sự trở lại. Năm nay, không phải là tuyệt vời năm sau cũng vậy nhưng tôi nghĩ rằng năm 2024 sẽ là thời điểm khởi đầu tốt trở lại cho tiền điện tử và tôi tự nhủ rằng trong 5-10 năm nữa, nó sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều người. Thị trường sau đó sẽ rất vững chắc và thật đáng tiếc nếu không có sự quan tâm trước đó vì vậy hãy để sự tò mò này làm bạn quan tâm.
Tôi biết rằng ở Việt Nam, NFT rất gây tò mò rất dễ có đối với mọi người, bây giờ công việc của tôi sẽ là liên kết các tác phẩm của các nghệ sĩ nổi tiếng lên NFT. Nghĩa là tôi sẽ hỗ trợ những ai chưa có khả năng tiếp xúc với NFT và giúp họ trở thành nghệ sĩ NFT của ngày mai.

Bài: Tam Tam
Ảnh: Quân Tống
 

Related Article