Home Modern Collectible Style #MFOpinion: Chúng ta có đang quá nữ tính?
Trong hơn một thập kỷ qua, ngành thời trang nam giới đã phát triển lên một cấp độ kinh ngạc, với những doanh số khủng cứu sống cả được một thương hiệu. Không lấy làm lạ gì khi các thương hiệu thời trang đang phải chạy nước rút để tạo ra phân khúc Homme cho thương hiệu của mình. Cùng với sự phát triển về lượng khách hàng, các xu hướng thời trang của nam giới cũng đang không ngừng xoay triển ngành thời trang. Ngoài sự trường tồn của phong cách veston lịch lãm, chúng ta chứng kiến những xu hướng như casual-cool bắt nguồn từ Kanye West đến và đi. Dạo gần đây, sự mạnh mẽ nam tính đang dần được kết hợp với sự nhẹ nhàng, yểu điệu trong những bộ sưu tập của các nhà mốt – được gọi là “ soft-boy””. Được yêu chuộng bởi những anh chàng lãng tử của giới tín đồ thời trang, nhưng soft-boy có thật sự là phù hợp cho cuộc sống bình thường của bao người?
Đây không phải là lần đầu tiên những hình ảnh phi giới tính trong thời trang nam xuất hiện, những biểu tượng của nền âm nhạc như Prince, Sir Elton John, hay gần đây nhất là Harry Style. Nhưng trước đây, thời trang phi giới tính soft-boy được coi là phá cách, hay là một hình ảnh độc tôn của ai đó, bây giờ lại được giới mộ thời trang coi là “ Nam Tính Mới”.
Một số ví dụ điển hình của phong cách này, Tại Alexander Mcqueen Họa tiết womenswear của Sarah Burton được chào đón trong các thiết kế menswear của nhà mốt, hình ảnh của những lớp bèo nhún đặc trưng của Burton được kết hợp tỉ mỉ với những bộ vest, với những đường cắt nhẹ nhàng và những hoa văn được thêu lên. Tại Saint Laurent, hình ảnh điển trai lãng tử của Yves Saint Laurent được Anthony Vaccarello tái hiện lại với chất liệu ren với phong cách flamboyant, nữ tính cùng với một chút hình ảnh lãng mạn của những anh chàng Ma Cà Rồng Romania. Soft-boy không chừa một bộ sưu tập nào, ngay tại Fendi, một ngôi nhà của những bộ menswear lịch lãm dưới bàn tay của Kim Jones, những bộ vest cổ điển được biến tấu một cách ngoạn mục, với phần trên được cắt một cách táo bạo để trở thành một chiếc crop-top cùng với những gam màu pastel. Có thể thấy được rằng, sự phổ biến của xu hướng này không còn gì để bàn cãi – nhưng nó đến từ đâu?
Có thể giải thích một cách đơn giản rằng, với sự tiến bộ về cái hình rộng mở hơn về giới tính thời trang cũng dần loại bỏ đi những quy luật. những người dị tính và đống tính tiếp tục khám phá và thể hiện mọi khía cạnh về danh tính của họ thông qua thời trang, nó sẽ dần trở thành một xu hướng cho cộng đồng của họ, và ngành thời trang nói chung.
Cô Tabitha Sanchez, một stylist cho hay: “Trang phục nam giới ngày nay được truyền cảm hứng rất nhiều từ những người dị tính, họ là những người đã dùng thời trang để phá bỏ đi mọi giới hạn về phân biệt giới tính.”
Một phần cũng nhờ vào việc Gen Zers tiếp nhận xu hướng phong cách phi giới tính sau khi Hồi sinh lại Y2K. Như vậy, bây giờ có vẻ như là thời điểm lý tưởng để các thương hiệu phát triện các yếu tố phi giới tính trong trang phục nam giới của họ. Đây không chỉ là một thị trường hấp dẫn, mà còn là một cơ hội cho các nhà thiết kế được mạo hiểm hơn, như cách mà họ đang làm quần áo cho nữ giới. Những hương hiệu như Giambattista Valli, Fendi và Valentino cũng đang phải tiếp cận kiếm tiền bằng cách cung cấp những bộ trang phục thời trang cao cấp dành cho nam giới – Điển hình như những bộ quần áo trên thảm đỏ của Harry Style.
Tuy nhiên, rất đáng để suy ngẫm tại sao sự dị tính và hào nhoáng lại được các thương hiệu thẩm mỹ chú trọng để lột tả người đàn ông hiện đại “tự do” và “không màng nhận xét”.
Điều này lại càng đặc biệt hơn khi ta nhìn trong thực tế, những người chọn cho mình một hình ảnh dị tính thường được xã hội đón nhận với những lời dị nghị, và xem họ là không phù hợp với những người có cuộc sống dị bản. Sự thay đổi mà chúng ta đang thấy diễn ra trên các sàn diễn là một điều đáng khích lệ.
Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra là; Mọi người có thực sự mua nó không? Câu trả lời ngắn gọn là có. Federico Barassi, Phó chủ tịch của phân khúc quần áo nam tại SSENSE cho hay: “ Mặc dù xu hướng này vẫn là một trở ngại khá lớn để tiếp cận với số đông khách hàng, nhưng tôi thấy đây là một cơ hội để thự nghiệm nhiều hơn trong quần áo nam.” Các dành mục mà SSENSE cho biết đang đẩy được xu hướng này bao gồm giày dép, hay những món phụ kiện như túi xách. Xét cho cùng, SSENSE là một điểm đến bán lẻ yêu thích của Millennials và Gen Zers để tìm các sản phẩm hợp xu hướng từ các nhà thiết kế nhỏ – trên thực tế, với hơn 70% khách hàng của họ từ 18 tuổi trở lên 34 tuổi. Trong khi các thương hiệu lớn như Fendi chỉ mới áp dụng cách tiếp cận tự do này vào quần áo nam của họ, những nhà thiết kể trẻ tuổi mới nổi luôn coi gu thẩm mỹ này như một phần cốt lõi trong DNA của họ, như Phlemuns, Ludovic de Saint Sernin và Telfar.
Vậy làm thế nào để sự bùng nổ về xu hướng táo bạo hơn đang diễn ra đối với trang phục nam được nhìn thấy trên sàn runway và trên mạng xã hội sẽ chuyển thành thứ mà một anh chàng bình thường muốn mua? Có thể nói sự ảnh hưởng của truyền thông và mạng xã hội sẽ giúp những hình ảnh này gần gũi hơn với cuộc sống bình thường, và có thể những lần xuất hiện của các ngôi sao nam trong những bộ trang phục như vậy sẽ tạo được sự hưởng ứng.
Riêng tôi thì đang có những suy nghĩ riêng về xu hướng này. Điều mà tôi phải tự hỏi bản thân khi được xem qua những bộ sưu tập mới nhất đến từ các thương hiệu như Fendi, Saint Laurent rằng chính bản thân tôi có thể mặc được nó không? Tôi luôn coi bản thân là một người sống giữa những ranh giới về giới tính, đối với tôi thì quần áo không có nhân cách của một giới tính nhất định. Nhưng tôi cũng cũng đang lo ngại về cách xu hướng này đang vẽ lên một khuôn mẫu về người dị tính và đồng tình, tôi thích đàn ông – không có nghĩa là tôi muốn mặc đầm. Những thiết kế này lột tả được sự tự do của lối sống dị tính, nhưng có vẻ nó đang làm quá lên hình ảnh của một anh chàng queer. Nó làm cho tôi suy nghĩ tới cách mà những người đồng tính đã từng bị lột tả trong các bộ phim truyền hình hình của mỹ vào thập niên 90s và đầu 2000. Những anh chàng mặc crop-tops, với cử chỉ điệu đà và mở miệng là thốt ra những lời cuồng Cher hay Madonna.
Tôi cũng đang phải tự hỏi bản thân rằng những thiết kế này có thực sự là thời trang, hay nó chỉ đẹp khi bạn cực skinny? Một trong những điều tôi thấy trong những bộ sưu tập như vầy là việc tái sử dụng một chuẩn mực cơ thể, những người mẫu cao và ốm. Việc cơ thể của một người đàn ông có một số chuẩn mực nhất định đối với tôi là điều cực kỳ nực cười, và khi một xu hướng có tầm ảnh hưởng lên ngành thời trang nam giới như vậy có đang thay đổi cái nhìn về cơ thể đàn ông từ chuẩn mực này qua chuẩn mực khác? Và nó có thật sự là đang tôn vinh lên sự tự do? Tôi không đưa ra một nhận xét đúng sai, vì thời trang luôn sẽ là một chủ để gây tranh cãi.
MEN’S FOLIO, tạp chí quốc tế về thời trang và phong cách sống dành cho Quý Ông sành điệu, có bề dày hơn 25 năm kể từ ngày thành lập đầu tiên vào năm 1997 tại Singapore. Men’s Folio mang sứ mệnh quảng bá tài năng châu Á, cũng như xu hướng thời trang nổi bật nhất qua các mùa. Hiện ấn phẩm đã có mặt tại đa quốc gia, hoạt động mạnh mẽ ở các nước Đông Nam Á, và chính thức có mặt tại Việt Nam vào tháng 11/2020. Ấn phẩm Men’s Folio Vietnam hội tụ những bài viết tinh hoa, hình ảnh bắt mắt, giới thiệu những nhân vật danh tiếng của ngành công nghiệp thời trang và giải trí Việt Nam. Cùng cái nhìn tổng quan về xu hướng, thời trang và phong cách sống nổi bật nhất dành cho phái mạnh theo từng mùa/năm.
Copyright © 2024 Luxuo Media Vietnam. All Rights Reserved. Website Developed by Tony Toàn