Rolex Perpetual Planet Initiative và sứ mệnh vĩ đại vì môi trường

  • by Nguyen Hon
  • December 26, 2024

Từ trang bị cho các nhà thám hiểm đầu tiên chinh phục đỉnh Everest, đến hỗ trợ những khám phá quan trọng trong rừng nhiệt đới Amazon, Rolex đã đồng hành cùng những nhà khám phá thế giới tiên phong trong gần một thế kỷ.

Sir Edmund Hillary và Tenzing Norgay đang tiến đến trại cao nhất trên đỉnh Everest ở độ cao 8.500 mét, tháng 5 năm 1953.

Ngày nay, mạng lưới những nhà tiên phong này đang làm sáng tỏ mọi thách thức về biến đổi khí hậu mà con người phải đối mặt. Trải khắp thế giới, các nhà thám hiểm và nhà nghiên cứu cho thấy sự liên kết sâu sắc giữa vô số cảnh quan thiên nhiên trên Trái Đất, đồng thời hé lộ tính dễ tổn thương của chúng.

Rolex cam kết hỗ trợ sứ mệnh vô giá này, không chỉ vì tương lai của hành tinh mà còn vì tương lai của chính chúng ta.

Hiện tại, Rolex Perpetual Planet Initiative tự hào hỗ trợ đa dạng các dự án nhằm bảo vệ hành tinh. Từ tinh thần này, công ty đã tạo nên Rolex Poles, Mountains and Forests Moment là cơ hội để tôn vinh những người đồng hành, Testimonees và Rolex Awards Laureates – những nhà tiên phong dẫn đầu trong sứ mệnh bảo tồn một số cảnh quan ngoạn mục nhưng dễ tổn thương nhất của Trái Đất và loài sinh vật sống tại đó.

Rolex tự hào hỗ trợ và tôn vinh sứ mệnh phi thường của các nhà thám hiểm trên toàn cầu, những người tận tâm bảo vệ hành tinh của chúng ta, đồng thời ghi nhận cống hiến của họ thông qua Rolex Poles, Mountains and Forests Moment.

Không có giới hạn

Dawa Yangzum Sherpa đứng phía trên ngôi làng Phortse và Trung tâm leo núi Khumbu, nơi cô điều hành khóa học leo núi dành cho phụ nữ trẻ

Với lần chinh phục đỉnh Everest đầu tiên vào năm 1953, Sir Edmund Hillary cùng Tenzing Norgay đã chứng minh cho thế giới thấy rằng mọi thứ đều có thể. Kể từ đó, vô vàn vùng xa xôi nhất thế giới đã bị chinh phục – nhưng việc khám phá vẫn quan trọng hơn bao giờ hết. Đỉnh Himalaya, những động băng dưới lòng đất Greenland, những khu rừng Amazon sâu thẳm vẫn còn nhiều bí ẩn chờ được hé lộ. Bằng cách nghiên cứu một số môi trường đang bị đe dọa, các nhà thám hiểm tiên phong đang cảnh báo chúng ta về sự mỏng manh của hành tinh, khám phá nhiều thách thức về biến đổi khí hậu mà nhân loại đang đối mặt và luôn đi đầu trong các chiến dịch bảo vệ.

Thông qua Perpetual Planet Initiative, Rolex đang hỗ trợ các nhà thám hiểm, nhà khoa học cùng nhà bảo tồn đang nỗ lực bảo tồn vùng cực, núi non và rừng xanh, cũng như sự liên kết chặt chẽ giữa chúng trên toàn cầu. Trong số nhiều nhà thám hiểm được Rolex hỗ trợ có Steve Boyes – nhà bảo tồn nổi tiếng người Nam Phi. Là đối tác của Rolex Perpetual Planet Initiative kiêm một nhà bảo tồn, Boyes đang quan sát các dòng sông của châu Phi dọc theo những nơi mà ông gọi là “The Great Spine of Africa”, bao gồm cả cao nguyên Angola – nơi ông tìm thấy nguồn nước lớn nhất châu Phi.

Những cuộc thám hiểm đột phá

Sông Juruá, nơi Rolex Awards Laureate và Nhà thám hiểm National Geographic João Campos-Silva làm việc với các cộng đồng địa phương để thu thập dữ liệu về động vật lớn

Những cuộc thám hiểm táo bạo, tiến sâu vào vùng đất xa xôi nhất của hành tinh để hiểu rõ hơn là một phần trong công cuộc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên của Trái Đất. Một trong các dự án quan trọng nhất do Rolex Perpetual Planet Initiative và đối tác – National Geographic Society dẫn đầu là nghiên cứu kéo dài hai năm về một trong những hệ sinh thái quan trọng nhất của Trái Đất: Amazon.

Cuộc thám hiểm Amazon của National Geographic Society và Rolex Perpetual Planet Initiative đã chứng kiến 7 đội nghiên cứu du hành khắp lưu vực sông Amazon để đánh giá tình trạng nguồn nước của toàn bộ hệ thống lưu vực sông, từ nguồn nước trên dãy Andes đến cửa sông đổ ra Đại Tây Dương.

Với 1.100 phụ lưu, hệ thống này có thể được coi là mạch máu của hành tinh chúng ta. Dưới sự dẫn dắt của các nhà thám hiểm, nhà khoa học, nhà kể chuyện và thành viên cộng đồng địa phương của National Geographic Society, họ đang trả lời những câu hỏi quan trọng về tác động của biến đổi khí hậu để bảo vệ khu rừng rậm nhiệt đới lớn nhất thế giới.

Đội thám hiểm Lungwevungu do Steve Boyes dẫn đầu đã đi qua con sông này trong khuôn khổ Chuyến thám hiểm Great Spine of Africa

Từ việc lắp đặt trạm thời tiết ở nơi cao nhất dãy Andes đến lấy mẫu vi sinh vật trong vùng nước của các khu rừng bị tàn phá, công việc mà họ đang thực hiện là rất quan trọng nhằm tìm hiểu rõ tác động của con người đối với Amazon, cũng như hậu quả của nó đến chúng ta trong tư cách là cư dân toàn cầu.

“Cuộc thám hiểm Amazon của National Geographic Society và Rolex Perpetual Planet Initiative đã quy tụ nhiều người có chuyên môn khác nhau, từ các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, và điều đó đã làm cho chuyến khám phá của chúng tôi trở nên phong phú hơn”, Angelo Bernardino – Nhà sinh thái học biển kiêm Nhà thám hiểm của National Geographic Society chia sẻ.

Một di sản toàn cầu

Rolex Awards for Enterprise Laureate Inza Koné tại Rừng Tanoé-Ehy

Trong nhiều thập kỷ, sự cống hiến của Rolex trong việc bảo vệ các vùng cực, núi non và rừng xanh đã lan rộng khắp nơi, hỗ trợ 55 cuộc thám hiểm trên 28 quốc gia từ Bắc Cực đến trung tâm Amazon.

Francesco Sauro – Người đoạt giải Rolex Awards for Enterprise đã dẫn đầu một cuộc thám hiểm sâu vào các hang động chưa được khám phá trong rừng Amazon thuộc Colombia. Với một nhóm nhà khoa học cùng thành viên của cộng đồng bản địa Monochoa, Sauro đã vượt qua những thác nước trắng xóa và khu rừng rậm rạp để đến các hang động chưa từng được khám phá trước đây. Sauro cũng hợp tác với Cơ quan Vũ trụ Châu Âu trong việc khám phá các hang động trên Mặt Trăng, vì tin rằng những vi khuẩn phát triển mạnh trong bóng tối của các hang động mà họ tìm thấy có thể cho ta biết thêm về sự tồn tại tiềm năng của sự sống ngoài Trái Đất, ông giải thích: “Dưới lòng đất không có ánh sáng, ở một môi trường rất yên tĩnh trong thời gian địa chất rất dài với hàm lượng chất dinh dưỡng rất thấp, đó chính xác là điều kiện mà chúng ta mong đợi tìm thấy trên bề mặt sao Hỏa. Các hang động giống như một hành tinh nhỏ”.

Nhà thám hiểm National Geographic Angelo Bernardino và nhóm của ông tại rừng ngập mặn Curuça, cửa sông Amazon

Chúng cũng cung cấp một phòng thí nghiệm sống, cho phép ông sử dụng các thiết bị khoa học mới nhất để phân tích cả đá và sự sống trong những nơi chúng ẩn giấu. “Khi tiến vào một hang động, bạn như đang bước đến một kho lưu trữ thời gian, vì mọi thứ đều được bảo quản và bạn có thể đào sâu vào quá khứ để xem sự sống đã tiến hóa ra sao, khoáng chất hình thành như thế nào, khí hậu đã thay đổi như thế nào”. Dữ liệu này rất quan trọng để ta hiểu rõ khí hậu tương lai của Hành tinh và tác động của nó đến mọi hệ sinh thái.

Cách đó hơn 8.000 km là Núi Logan, ngọn núi cao nhất ở Canada. Do độ cao với điều kiện thời tiết độc đáo, đây là một trong số ít nơi ngoài các vùng cực mà băng không tan chảy vào mùa hè, do đó đảm bảo một hồ sơ khí hậu lâu dài được bảo tồn trong các lớp băng. Nhà khoa học khí hậu Alison Criscitiello gần đây đã dẫn đầu Cuộc thám hiểm Núi Logan của National Geographic Society và Rolex Perpetual Planet Initiative – cuộc thám hiểm dài 10 ngày đến cao nguyên phủ băng của ngọn núi ở độ cao 6.000 mét so với mực nước biển.

Rewilding Chile đang nỗ lực bảo vệ cảnh quan của Chile, trong đó có Công viên quốc gia Patagonia nổi tiếng

Khi ở đó, cô cùng nhóm chuyên gia hàng đầu thế giới của mình đã thu thập các lõi băng ở độ sâu 327 mét – một kỷ lục về độ sâu đối với lõi băng núi cao, có thể chứa đựng tới 30.000 năm lịch sử khí hậu. Trước đây, dữ liệu như vậy chỉ được thu thập ở các vùng cực. Cuộc thám hiểm của Criscitiello đã mở rộng nghiên cứu đến nhiều vĩ độ hơn và khi phân tích, thu thập dữ liệu của các lõi băng, chúng sẽ giúp ta vẽ nên một bức tranh hoàn chỉnh hơn về khí hậu toàn cầu theo thời gian.

Gần 100 năm sau khi trang bị cho các nhà thám hiểm ở Himalaya, một số cuộc thám hiểm tiên phong đầu tiên của thời đại đó, Rolex đã tiếp tục hỗ trợ và khuyến khích những nhà thám hiểm tiến vào những vùng đất chưa được biết đến vì tương lai của hành tinh chúng ta.

library