Punk của Francis Bacon: Phản cảm hay vĩ đại?
LifestyleArts & Culture

Punk của Francis Bacon: Phản cảm hay vĩ đại?

Nghệ thuật của danh họa Francis Bacon vừa khêu gợi “phản cảm” vừa mê hoặc thị giác ở những chiều kích khác nhau. Nhưng thông qua các tác phẩm của ông, người thưởng lãm phần nào cảm nhận bản chất gần gũi, ngỗ ngược và bướng bỉnh ngự trị như bản năng con người.

Vào tháng 4 năm 1945, Francis Bacon – danh họa người Ireland (35 tuổi) trình làng tác phẩm đầu tay tại Phòng trưng bày Lefevre ở London.  Với tiêu đề “Three Studies for Figures at the Base of a Crucifixion” (Ba khảo cứu các nhân vật dưới chân Thập giá), tác phẩm là bộ ba bức tranh mô phỏng bi kịch Hy Lạp cổ đại, nổi bật với những bức hình người méo mó, trên bảng màu cam rực lửa gây sốc. Đây không những là dấu mốc người họa sĩ tìm thấy bản ngã của chính mình mà còn là thời điểm Bacon định vị chỗ đứng chắc chắn từ một nghệ sĩ vô danh trở thành một trong những tên tuổi hàng đầu thế giới.

Ngay từ thời điểm Francis Bacon bắt đầu tổ chức triển lãm thường xuyên, vào năm 1945, các nhà phê bình đã bị mê hoặc hoàn toàn bởi những tác phẩm của ông. Nổi bật với hàng loạt hình ảnh khuôn miệng la hét, mắt căng phồng bị bóp méo hay hiện tượng sưng vù trên cơ thể nhân vật, các tác phẩm được Elena Crippa (giám tuyển triển lãm “All Too Human: Bacon, Freud and a Century of Painting Life”) mô tả như dấu hiệu của bạo hành, kèm theo đó là kết quả của sự thôi thúc không thể kiểm soát hay cảm giác bất an.

Đây cũng chính là thời điểm tín đồ nghệ thuật kỳ vọng các danh họa sẽ tạo ra những tác phẩm phản ánh vai trò tiến bộ xã hội. Và nghiễm nhiên, họa sĩ người Ireland không hề cho ra đời những sinh vật lý tưởng hóa, mà thay vào đó, ông bộc lộ bản chất gần gũi, ngỗ ngược và ngang bướng nhất của con người.

Danh họa Francis Bacon và phong cách punk vĩ đại đầy dai dẳng

Francis Bacon - Portrait 1962
Francis Bacon (1909-1992) “Portrait”, 1962

Nếu phong trào nhạc punk ra đời ở Anh vào những năm 1970 phô diễn những mặt tồi tệ, xấu xa của con người và sự vật, thì tác phẩm của Bacon đồng điệu với thứ văn hóa ấy. Đó là thời gian xã hội Anh suy sụp cả về chính trị, văn hóa, xã hội sau chiến tranh thế giới thứ 2. Những gia đình nghèo hèn tan vỡ vì bệnh tật, sự phân biệt giàu nghèo gia tăng, rượu chè bạo lực trong gia đình nhiều không kể xiết, hiện tượng ăn cắp, phạm tội hỗn loạn, thanh thiếu niên từ bao gia đình bất hạnh bỏ nhà đi bụi. Punk nhanh và sắc bén hơn Rock’n Roll, và như tác phẩm của Bacon, toàn bộ đã chiếu ánh sáng vào thực tế đen tối của một tập thể gần như tan vỡ.

Tuy nhiên, tác phẩm của Francis Bacon lột tả cái tôi cá nhân đầy sâu sắc. Lớn lên, gia đình của ông đã dịch chuyển nhiều lần giữa Ireland và Anh, từ đó tạo cảm giác xê dịch xuyên suốt cuộc đời người họa sĩ nhạy cảm. Người ta cho rằng những yếu tố sado-masochism (ác dâm và khổ dâm) bắt nguồn từ thời điểm ông bị cha mình trừng phạt vì mặc váy và quần lót của mẹ. Tình trạng đồng tính luyến ái của Francis Bacon đã gây nên sự khó chịu trong gia đình đến nỗi ông bị đuổi khỏi nhà trước khi đến London với khoản trợ cấp 3 bảng Anh mỗi tuần từ mẹ.

Francis Bacon- Study for Portrait of Lucian Freud
Study for Portrait of Lucian Freud” (1964).

Là nghệ sĩ tự học, một số tác phẩm hội họa của Bacon tham khảo tài liệu chứa đựng những nhân vật kỳ dị được chụp bởi nhiếp ảnh gia Eadweard Muybridge. Đó là cuốn sách về bệnh giải phẫu miệng mà ông đã mua lại ở Paris vào năm 1935, với cảnh y tá đang la hét trong bộ phim Battleship Potemkin năm 1925 của Sergei Eisenstein, trái ngược với thực tiễn dễ chấp nhận hơn khi sử dụng các mô hình cuộc sống.

“Tôi có cảm giác mãnh liệt rằng người nghệ sĩ phải được nuôi dưỡng bởi niềm đam mê lẫn nỗi thống khổ đầy tuyệt vọng của anh ta. Những điều này sẽ biến đổi anh ta theo hướng tốt hơn hay xấu đi.” – Francis Bacon

Các bức tranh rút ra từ “Ba khảo cứu các nhân vật dưới chân Thập giá” vào năm 1945 toát lên phong cách trunk mãnh liệt như bài hát “God Save The Queen” vào năm 1977 của ban nhạc Sex Pistols, dù xuất hiện trước đó ba thập kỷ. Cả hai đều bày tỏ niềm phẫn nộ “xé lửa” mà mỗi nhân vật trong đó như thể bước ra từ hư không. Đó là nỗi cô đơn và hoang mang tột độ. Họ phô diễn biểu hiện của thế giới nơi phản ánh xúc cảm sâu sắc của người nghệ sĩ.

Trong một cuộc phỏng vấn với nhà phê bình nghệ thuật John Gruen, Bacon chia sẻ: “Tôi có cảm giác mãnh liệt rằng người nghệ sĩ phải được nuôi dưỡng bởi niềm đam mê lẫn nỗi thống khổ đầy tuyệt vọng của anh ta. Những điều này sẽ biến đổi anh ta theo hướng tốt hơn hay xấu đi.” Vào thập niên 70, những xúc cảm này đã được thể hiện tuyệt vời và rõ nét, mà như Bacon chia sẻ, thông qua vòm miệng ngỡ im lặng mà như đang gào thiết thống thiết.

Francis Bacon, Three Studies of George Dyer

Mối tình lãng mạng giữa người nghệ sĩ và cựu tội phạm khu vực East End – George Dyer (người mà ông gặp tại London vào cuối năm 1963), được cho là trung tâm của sự hỗn loạn có mặt trong những bức tranh sau này. Các nhà phê bình nhấn mạnh chúng bằng tính từ “bi thảm”. Bacon đã vẽ người yêu của mình với thần sắc đầy ám ảnh, ngay cả khi họ trở nên xa cách.

Vào năm 1971, hai ngày trước khi khai mạc triển lãm lớn nhất và quan trọng nhất của Bacon ở Grand Palais tại Paris, Dyer đã tự sát. Và đó là một trong những điều khủng khiếp đối với Francis. Ông vô cùng đau buồn, nhưng dần chuyển hóa những xúc cảm ấy vào các tác phẩm như “Triptych May to June 1973” phô diễn cảnh tựng Dyer quá liều. Theo đó, chủ đề nỗi ám ảnh về cuộc sống, tình dục, cái chết của Bacon đã phảng phất trên nền đen trống rỗng: bên trái, Dyer ngồi trên bồn cầu, và bên phải, ông ta nôn mửa ngay vào đó. Dyer vẫn ở đấy, và dần bị nhấn chìm bởi bóng đen u mịch đến ám ảnh.

Triptych May to June 1973

Chính vì những trải nghiệm không giống ai trong cuộc sống của mình và những tài liệu tham khảo về thế giới khác mà các tác phẩm của ông không bao giờ phù hợp với lý tưởng của thế giới sau chiến tranh – được nhấn mạnh bởi những nét vẽ biểu tượng của chủ nghĩa biểu hiện trừu tượng (như Jackson Pollock,  Willem de Kooning) hay chủ nghĩa siêu thực (như Salvador Dali và Pablo Picasso).

Những chuyển động vẽ đã truyền cảm hứng cho Bacon và ông từng chia sẻ rằng chính Picasso là người cha và lý do để ông tiếp tục vẽ – họ tập trung vào tiềm năng vô thức để rung chuyển những nét cọ. Nhưng với Bacon, ông tập trung vào vai trò của cơ thể trong trải nghiệm thực tế của con người. Minh họa cho điều này là các hình thức nguyên thủy, động vật hoặc các nhân vật trong khoảnh khắc khủng hoảng.

Danh họa Francis Bacon

Ông chia sẻ với David Sylvester rằng: “Khi người ta nói về bạo lực của bức họa, nó không liên quan gì đến bạo lực chiến tranh. Đó là nỗ lực tái tạo bạo lực của thực tế, bạo lực trong hình ảnh này đã được diễn giải qua bức vẽ. Cũng giống như punk, đó là hình thức phản ánh và đi thẳng vào những ‘nhảm nhí’ của đời sống.” Cùng với những nghệ sĩ như Frank Auerback, Lucian Freud và Leon Kossoff, Bacon đã “lột da thịt” để giải phóng cảm xúc, ham muốn và bóng tối thô thiển.

(Theo dazeddigital)
 

Related Article