Phỏng vấn độc quyền: Gucci và ý niệm về “Tương lai trong quá khứ”
StyleInterview

Phỏng vấn độc quyền: Gucci và ý niệm về “Tương lai trong quá khứ”

Trong lần tham dự sự kiện Gucci Garden Archetypes 2022 tại Sydney vào giữa tháng 11/2022, Men’s Folio Vietnam đã trở thành một trong những ấn phẩm thời trang được lựa chọn để phỏng vấn độc quyền một đại diện từ đội ngũ sáng tạo của Gucci về những cảm hứng tạo nên thẩm mỹ cũng như ẩn ý của buổi triển lãm có quy mô lớn trong khu vực của thương hiệu trứ danh nước Ý.

Gucci, thương hiệu thời trang xa xỉ vốn được biết đến bằng những bộ sưu tập mang đậm chủ nghĩa tối đa (maximalism), tân hiện đại (modernism) và dị biệt (eccentric) trong nhiều năm gần đây, đã để lại nhiều ấn tượng khó phai trong lòng giới mộ điệu và tín đồ thời trang toàn cầu. Trong lần phỏng vấn độc quyền với Trưởng ban Biên tập ấn phẩm Men’s Folio, anh Khuất Năng Vĩnh, trong khuôn khổ sự kiện Gucci Garden Archetypes 2022 tại Sydney, một đại diện cấp cao của đội ngũ sáng tạo của thương hiệu đã dành thời gian chia sẻ những quan điểm, tầm nhìn cũng như câu chuyện đằng sau quá trình xây dựng và phát triển ý tưởng của những bộ sưu tập thời trang, buổi trình diễn hay những chiến dịch quảng bá lộng lẫy.

Chào anh, rất vui vì anh đã nhận lời phỏng vấn độc quyền với Men’s Folio. Gucci Garden Archetypes, một triển lãm vô cùng ấn tượng. Điều dễ nhận thấy rằng những căn phòng triển lãm đều được lấy cảm hứng từ những chiến dịch của Gucci. Đâu là căn phòng đặc trưng nhất giúp diễn thể rõ nét dấu ấn thẩm mỹ của thương hiệu?

Đối với Gucci, tất cả các chiến dịch đều mang những ý nghĩa và đại diện cho một chủ đề rất rõ ràng. Đội ngũ sáng tạo trong quá trình thực hiện các bước phát triển ý tưởng đến thực thi đếu lấy cảm hứng từ những gì diễn ra xung quanh cuộc sống thường nhật. Sau đó, họ thu thập và đưa chúng thành một tổ hợp ý tưởng và rồi mô phỏng chúng bằng những đối tượng cụ thể thông qua những căn phòng trong Gucci Garden. Thực tế, những chiến dịch của Gucci từ trước đến đều mang cảm hứng từ những điều gần gũi nhất trong cuộc sống. Thời trang là mọi thứ diễn ra xung quanh chúng ta, hãy luôn mở mắt và quan sát thật kỹ và cảm nhận. Vì thế, để định danh đâu là căn phòng đặc trưng nhất thì chúng tôi cho rằng đó chính là tất cả những căn phòng mà bạn đã đi qua. Tất cả đều sở hữu dấu ấn thẩm mỹ vốn là giá trị cốt lõi của thương hiệu.

Mỗi cá nhân trong đội ngũ sáng tạo đều ví công việc của họ tương tự một nhà văn hay một biên tập viên. Quần áo giống như loại ngữ pháp trong thời trang. Bạn không thể hỏi tác giả về loại ngữ pháp nào khi bạn đang trong quá trình sáng tác.

Những chiến dịch quảng cáo hay buổi trình diễn bộ sưu tập mới của Gucci luôn sở hữu câu chuyện đặc biệt. Khởi điểm cho việc phát triển ý tưởng bắt đầu từ đâu?

Một câu hỏi rất thú vị! Gucci vốn là một nhà mốt di sản nên chúng tôi rất trân trọng những giá trị nguyên bản được giữ gìn kỹ lưỡng liên thế hệ suốt hơn qua một thế kỷ. Mỗi chiến dịch quảng bá của thương hiệu luôn phải theo sát định hướng ý tưởng của buổi trình diễn bộ sưu tập mới để giữ tính nhất quán. Hãy quan sát kỹ, mỗi bộ sưu tập mới đều mang câu chuyện nối tiếp đến bộ sưu tập trước. Chiến dịch quảng bá đóng vai trò vô cùng quan trọng vì đó là cách thức mà đội ngũ sáng tạo truyền tải câu chuyện của thương hiệu cũng như những thông điệp đa tầng ý nghĩa nhưng không tách biệt. 

Một ẩn dụ dễ hiểu trong cách thức giới thiệu bộ sưu tập hay chiến dịch quảng bá của nhà mốt tương tự như điện ảnh. Phần cuối của tập phim này sẽ trở thành khởi đầu mới của tập phim tiếp theo, chương sau tiếp nối chương trước, người mẫu trở thành diễn viên kịch và quần áo trở thành trang phục của vở kịch vậy. Đây là cách vận hành của đội ngũ sáng tạo trong việc phát triển ý tưởng mới, chúng tôi không bao giờ ngừng suy nghĩ về những gì đang xảy ra ở hiện tại, quá khứ và tương lai như một dòng chảy của nước. Ý tưởng sáng tạo phải sở hữu sự liên kết và tiếp nối, đó là yếu tố tiên quyết để tạo nên thành công. 

Hình ảnh ẩn dụ rất trừu tượng và cũng rất ấn tượng. Nhắc đến thiết kế, giai đoạn nào sẽ đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình thực hiện bộ sưu tập và tầm cho những bộ sưu tập sắp tới?

Quá trình này không phải lúc nào cũng giống nhau. Như đã đề cập, trước khi đội ngũ sáng tạo thực hiện bộ sưu tập mới, buổi trình diễn hay chiến dịch quảng bá, chúng tôi luôn dành thời gian để thu thập ý tưởng từ những chất liệu trong cuộc sống, sau đó sẽ nghĩ về con người, tâm trạng, sự dịch chuyển, địa điểm giống như quá trình sản xuất một bộ phim. Mỗi cá nhân trong đội ngũ sáng tạo đều ví công việc của họ tương tự một nhà văn hay một biên tập viên. Quần áo giống như loại ngữ pháp trong thời trang. Bạn không thể hỏi tác giả về loại ngữ pháp nào khi bạn đang trong quá trình sáng tác. Tôi biết rất rõ về quần áo, chất liệu, từng sợi kim, mũi chỉ… tôi chăm sóc chúng như một nhà văn chăm sóc ngôn từ nên tôi luôn cố gắng sắp đặt mọi thứ theo đúng quy chuẩn tựa như những câu văn đanh thép và ý nghĩ. Mỗi giai đoạn đều sở hữu những câu chuyện nhỏ mà tôi muốn kể. 

Vì vậy, chúng tôi cho rằng quy trình làm việc của mọi người đều khá ngẫu hứng và tự do. Khi đầu óc bạn căng thẳng, bạn không thể sáng tạo và cống hiến. Hãy xem sự sáng tạo giống như không khí. Không khí trôi bồng bềnh thật khó diễn tả nhưng nhân loại không thể sống thiếu nó. Đó là lối suy nghĩ sâu sắc về quá trình thiết kế của đội ngũ sáng tạo của thương hiệu–những người sở hữu lối suy nghĩ am tường và tầm nhìn vi mô về mặt tổng thể và ranh giới của sáng tạo với niềm hy vọng hiện thực hóa những ý tưởng vào cuộc sống.

Trở lại với Gucci Garden Archetypes, đâu là khái niệm sâu xa về từ “Archetypes” (tạm dịch: nguyên bản) mà đội ngũ sáng tạo đặt vào tên của triển lãm lần này?

Gucci Garden Archetypes diễn ra tại Sydney lần này được diễn thể gần giống như triển lãm tương tự tại Ý, giúp mang lại những cảm nhận đa giác quen từ nghe, nhìn, chó đến ngửi. Khi du khách bước vào triển lãm lẫn đầu tiên sẽ hoàn toàn được đắm chìm vào những cảm nhận nguyên bản theo cách của họ mà không lẫn vào đâu được. Hơn nữa, ý niệm nguyên bản của thương hiệu nói riêng và thời trang rất quan trọng. Thời trang là tổ hợp từ phép nhân của của nhiều yếu tố, mà kinh điển nhất phải kể đến là: tính độc đáo, tính nghệ thuật và tính đương đại. 

Bằng cách nào đó, ý tưởng nguyên bản lại trở thành là vấn đề mà người làm sáng tạo và thời trang đặc biệt quan tâm. Chúng ta đang ở trong thế giới phát triển công nghệ cùng với sự nhân bản của vạn vật khiến mọi thứ đều dễ trở nên tương đồng hoặc giống nhau hoàn toàn. Thực tế, ở các nước phương Tây, ý tưởng về bản sao đã thực sự được chấp nhận, và đôi khi họ còn cho rằng bản sao còn tốt hơn cả bản gốc, nhưng cả hai phiên bản đều có mối quan hệ đặc biệt, vì không có nguyên bản thì làm gì có bản sao và biến tướng theo cách số nhân. Đối với đội ngũ sáng tạo, đây là ý nghĩa khá sâu xa nhưng khi hiểu được bản chất thì chúng sẽ trở thành sự phản ánh rất thú vị bởi thời trang vốn diễn thể về bản sắc cá nhân và là tập hợp của hàng ngàn, hàng triệu nguyên bản. Để dễ hiểu hơn, chúng tôi thử lấy ví dụ về chính những sáng tạo và trang phục của thương hiệu, nếu bạn yêu thích các thiết kế và mặc nó, bạn sẽ trở thành một phần của Gucci và sẽ không khó để gặp hàng ngàn những cá nhân tương tự. Đó cũng là thông điệp đa tầng của triển lãm lần này.

Đội ngũ sáng tạo của Gucci đã lấy cảm hứng từ kho lưu trữ và làm mới nó một cách rất sáng tạo, vừa sặc sỡ, mang đậm chủ nghĩa tối đa. “Future in the Past” (tạm dịch: tương lai trong quá khứ), câu nói này có phù hợp để mô tả về định hướng sáng tạo của Gucci?

Câu nói rất ý nghĩa này có thể phù hợp với tất cả mọi thứ. Vì mọi thứ đều xuất phát từ quá khứ và mọi thứ đều là hiện tại, hai yếu tố này luôn đi đôi với nhau. Câu nói mà bạn đề cập có thể xem là đảo ngược nhưng vẫn có nghĩa. Không có hiện tại nếu không có quá khứ và những gì đã xảy ra đôi khi vẫn ở đây. Vì vậy, đây là sự thật, quá khứ là hiện tại, quá khứ cũng giống như nước, luôn chuyển động không ngừng.

Cảm ơn những lời chia sẻ của anh!

Phỏng vấn, biên tập và chuyển ngữ: Khuất Năng Vĩnh
 

Related Article