Nam giới chuộng giày nữ và câu chuyện đằng sau
StyleGuide

Nam giới chuộng giày nữ và câu chuyện đằng sau

Các thương hiệu Nike và adidas đang tạo ra những đôi giày thể thao được thiết kế dành cho phụ nữ. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc chỉ phụ nữ mới có thể mua chúng. 

Theo nhiều chuyên trang về thời trang, những mẫu giày “dành riêng cho phụ nữ” giờ đây không chỉ áp dụng cho giày cao gót, mà còn là giày thể thao. Nhiều thương hiệu bắt đầu thiết kế sneakers chỉ dành cho phụ nữ với các chi tiết đặc biệt, thể hiện đúng tính cách người sử dụng là nữ giới. Tuy nhiên, đàn ông lại được nhiều chuyên gia đánh giá rằng đang chiếm lĩnh thế giới của “những đôi giày nữ”.

Những người yêu thích giày thể thao nam không quan tâm đến cách các thương hiệu quyết định gắn nhãn cho sản phẩm. Nếu có thể diện hoặc bán lại, đàn ông sẽ mua chúng. Đặc biệt, ở thời đại câu chuyện giới tính không còn quá quan trọng, phụ nữ có thể mặc đồ của nam giới và ngược lại, đàn ông được quyền chọn những món đồ mà họ muốn, thậm chí sản phẩm đó được gắn mác chỉ dành cho phụ nữ.

Giày nữ không dành cho nữ giới

Một đôi giày thể thao được đánh dấu “WMNS”, “W” hoặc dành cho nữ chủ yếu đề cập đến kích thước trong khoảng 6-12. So với giày của nam, thiết kế dành cho nữ có bề rộng hẹp hơn.

Đối với một số đàn ông có kích cỡ 10,5 hay đôi chân nhỏ hơn, sản phẩm gắn mác độc quyền cho nữ không thể ngăn cản họ mua giày. Theo tờ Input Mag, nam giới ở châu Á có đôi chân nhỏ và kích cỡ giày trung bình của những người đàn ông cao dưới 1,7 m là từ 7 đến 9, lần lượt tương ứng 8,5 và 10,5 ở nữ. Cho đến khi 20 tuổi, chân của nam giới không ngừng phát triển. Với việc giày nữ có thể đáp ứng nhu cầu mua sắm của đàn ông, sự cạnh tranh mua hàng của phụ nữ ngày càng căng thẳng hơn.

Luis Ledesma là người sưu tầm sneakers và nhiếp ảnh gia, sở hữu 5 đôi giày độc quyền của phụ nữ. Anh nghĩ rằng các thương hiệu có chủ đích riêng trong việc trao quyền truy cập mua hàng cho nam giới. “Những thương hiệu giày biết họ đang làm gì. Họ nhận thức được rằng đàn ông là nguồn thu nhập chính của họ. Họ cho đàn ông cơ hội mua giày của phụ nữ nhưng ngược lại, phụ nữ không thể mua giày của đàn ông”, anh chia sẻ.

Mẫu sneakers A Ma Maniére Air Jordan 3 của Nike thiết kế dành riêng cho nữ giới, nhưng lại tạo nên sự khao khát trong thị trường giày của nam giới.

Người sưu tầm là nam giới và các tín đồ sneakers có thể dễ dàng mua một đôi giày nào đó. Song lợi thế này thường đi kèm với kinh nghiệm lâu năm. Đồng thời Ledesma nhận ra rằng một số phụ nữ khó khăn với việc cạnh tranh khi mua sắm các thiết kế độc quyền. Tuy nhiên, mấu chốt của “trò chơi” sneakers là nó đòi hỏi người mua phải đầu tư sức lực vào mới có thể mua hàng.

Ngoài ra, những đôi giày thể thao gắn mác riêng cho phái nữ thường sẽ có một vài chi tiết thể hiện được tính nữ của người mang với các điểm đặc trưng như bản in, thắt nơ hay các loại đá đính kết trên thân. Điều đó lại trở thành yếu tố tạo nên sự khao khát cho những người đàn ông, khi ở thời đại ngày này, nam giới thích thể hiện những điều gì đó khác biệt cho hình ảnh cá nhân, không đóng khung vào những quy tắc thời trang cũ kĩ. Họ muốn chứng tỏ bản thân mình là ai thông qua ngôn ngữ của thời trang, vì vậy những sản phẩm càng độc đáo, càng trở thành sự khao khát của người tiêu dùng.

Vào năm 2024, khi xu hướng thế giới dần thay đổi, bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra. Nữ giới được phép mặc đồ của nam và ngược lai các quý ông được quyền sử dụng chất liệu dành cho nữ để tạo nên các thiết kế đúng với tinh thần thời trang hiện đại, dung hòa cá tính của cả 2 giới, đặc biệt là xóa nhòa lằn ranh về sự phân biệt giới tính tồn tại từ lâu.

Câu chuyện bình đẳng trong thế giới “giày dành cho nữ” 

Stephan Sanchez, nhiếp ảnh gia cho cửa hàng giày thể thao Solely Fuego và anh sở hữu 3 đôi giày độc quyền của nữ. Đối với anh, nhãn hiệu đã tạo nên rào cản vô hình cho ngành công nghiệp giày thể thao khi tạo nên những sản phẩm chỉ dành riêng cho nữ. Mặc dù, anh không ngại việc giày thể thao được thiết kế riêng cho phụ nữ, Stephan Sanchez lại không nghĩ rằng các cô gái nhận được sự tôn trọng trong “thế giới này”.

Các nhà bán lẻ như SoleSavy cung cấp cho phụ nữ cơ hội bình đẳng hơn để điều hướng ngành công nghiệp giày thể thao, nhưng sự trợ giúp này cũng chưa thể nào giúp “cán cân” nằm lại vạch cân bằng giữa nam và nữ. Nhiều người phụ nữ phải trả tiền để có quyền truy cập vào cộng đồng giày thể thao, chỉ có cách này mới giúp họ tăng cơ hội mua “giày thiết kế riêng cho phụ nữ”, bởi ở thị trường sneakers đàn ông chiếm ưu thế và sự khao khát của họ nhiều hơn, nên việc phái nữ giành được cơ hội mua giày với những “đầu nậu” giày chuyên nghiệp là chuyện rất khó.

JerLisa Nicole, chủ của Sole Collector’s Sneaker Hunting và chủ sở hữu của công ty vệ sinh giày, nghĩ rằng đàn ông cũng như các đại lý nhìn nhận giày độc quyền của nữ như “món đồ chơi thú vị mới”. Cô giải thích rằng giày thể thao đang đi đầu trong văn hóa đương đại, các thương hiệu cũng đang cố gắng đáp ứng nhu cầu bằng cách sản xuất hàng loạt giày thể thao. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc thêm quyền tiếp cận giày cho phụ nữ.

JerLisa Nicole và các “đầu giày” khác thường xuyên phải đối mặt với sự phân biệt giới tính. Lowery nói: “Sự bất bình đẳng và phân biệt giới tính trong cộng đồng giày thể thao vẫn còn phổ biến, nó vẫn tồn tại “. Đến khi các thương hiệu chưa tạo ra sản phẩm có tính toàn bộ, hành vi này tiếp tục tồn tại. Những người chơi lớn trong trò chơi giày thể thao, như Nike, Jordan và adidas có trách nhiệm lớn trong việc tạo ra các lựa chọn cho phụ nữ cũng như nam giới có bàn chân nhỏ. Cho đến khi ngành công nghiệp có thể nhận ra và tôn trọng rằng không chỉ có nam giới cố gắng mua một đôi giày thể thao, những người có bàn chân nhỏ và phụ nữ sẽ tiếp tục phải tự bảo vệ mình.

Ảnh: Tổng hợp
 

Related Article