Modern Collectible: Sưu tập nghệ thuật và các nguyên tắc cần biết ở thế hệ Z
LifestyleArts & Culture

Modern Collectible: Sưu tập nghệ thuật và các nguyên tắc cần biết ở thế hệ Z

Thế hệ Z và millennial đang đóng vai trò cột sống không chỉ ở Việt Nam mà còn cả thế giới. Đặc điểm của Z và millennials là có khả năng giao thoa giữa thế hệ cũ và làm đòn bẩy cho thế hệ tiếp theo. Những nhà sưu tập nghệ thuật trong độ tuổi này đạt được độ chín trong tư duy khi biết mình muốn gì và không ít Z và millennials còn xây dựng hẳn một bảo tàng riêng cho mình.

Thế hệ này cũng có những mặt hạn chế về điều kiện kinh tế, quá kết dính với công nghệ cũng tư duy, hành vi có phần khác biệt với thế hệ trước, những nguyên tắc sau đây có thể giúp bạn xem xét, suy nghĩ bắt đầu xây dựng bộ sưu tập nghệ thuật của mình.

Tham khảo thế hệ trước và xác định thẩm mỹ cá nhân

Wishbone (2014) của nghệ sĩ gốc Việt, Danh Vo. Tác phẩm nằm trong bộ sưu tập của Alan Lo

Sưu tập nghệ thuật mang tính tự do và khẳng định cá nhân rất cao, nhưng nếu không nắm bắt được các kiến thức hay được dẫn dắt, đây là một hỗn trận mà bạn luẩn quẩn không thoát được việc xác định đẹp hay xấu.

Khi bạn tham khảo thế hệ sưu tập đi trước, bạn không nhất thiết cần phải sưu tập giống họ mà chọn lọc, đánh giá những tầm nhìn phù hợp với mình. Thậm chí bạn có thể đảo ngược thẩm mỹ cộng đồng để tạo ra cá tính cho bộ sưu tập của mình. Người Việt sưu tập chưa được độc lập hay có khi chịu ảnh hưởng bởi việc truyền miệng và tính cách đua đòi nên nhiều bộ sưu tập trông khá giống nhau và ít sự đa dạng.

Lắng nghe câu chuyện đồng cảm nhưng biết đánh giá độc lập cá tính của bạn để thật sự biết bạn muốn gì. Và chắc chắn, chạy theo thứ làm người khác hài lòng, thông qua việc cũng sở hữu tác phẩm “hàng hiệu” để bạn đổi lại sự thừa nhận, sẽ không bằng việc được đồng cảm và cảm nhận con người thật của bạn.

Tìm hiểu sâu hơn về cả quá trình của nghệ sĩ mà bạn quan tâm

It girl nổi tiếng, Kendall Jenner, năm nay 25 tuổi, cũng sở hữu cho mình bộ sưu tập đồ sộ, năm ngoái cô gây sốt khi thực hiện một collab với nghệ sĩ Maurizio Cattelan cho tạp chí W

Ở đây nằm ở thói quen, hành vi tiêu dùng, hiện nay với tần suất triển lãm khá thấp, việc gây ấn tượng của nghệ sĩ chỉ dừng lại ở vài tác phẩm. Millennials dễ rơi vào thói quen hành vi như một bản nhạc đang thịnh hành hay một bộ phim chiếu rạp, là chỉ nhớ đến chúng tới một thời điểm nhất định.

Trong khi các tác phẩm nghệ thuật chỉ có một lượng thời gian nhất định ngắn hơn, nếu bạn thật sự sưu tập nghệ thuật, bạn phải tìm hiểu sâu quá trình sáng tác của người nghệ sĩ. Ví dụ tác phẩm Comedian của Maurizio Cattelan nếu chỉ đơn thuần nhìn tác phẩm thì bạn không thể đánh giá được và biết được cách thực hành tiêu biểu của nghệ sĩ đã là như vậy từ hơn 30 năm nay.

Hoặc là nếu chỉ biết Picasso qua Guernica, bạn cũng chỉ có được cái nhìn phiến diện và quan sát Picasso như một họa sĩ nổi tiếng về chiến tranh. Hay Marcel Duchamp là gã đặt bồn tiểu mà không biết ông vẽ rất tốt và từng có thời gian từng chịu ảnh hưởng trường phái lập thể.

Sự tìm hiểu này tạo đối thoại về mặt tâm lý sâu sắc hơn giữa bạn cùng với nghệ thuật của người nghệ sĩ mà bạn tìm hiểu, thay vì đào sâu vào kỹ thuật của chỉ một tác phẩm.

Tích cực tham gia các hoạt động triển lãm tại phòng trưng bày, sàn đấu giá

Tỷ phú, Nhật Bản, Yusaku Maezawa bên cạnh tác phẩm của danh họa Jean-Michel Basquiat có giá lên tới 110 triệu đôla

Millennials hay có thói quen mua nghệ thuật và làm mọi thứ online. Điều này hình thành từ sự phát triển của công nghệ. Nhưng cũng đừng quên rằng, việc tham gia trao đổi, mua trực tiếp tại các phòng trưng bày uy tín còn giúp cho bạn được hỗ trợ tư vấn và tìm hiểu về hệ thống thế giới nghệ thuật.

Những người này cũng sẽ hỗ trợ bạn khi bạn có ý định muốn nhượng lại tác phẩm. Thậm chí, họ có thể bỏ tiền túi mua lại tác phẩm. Đồng thời, bạn còn được tham gia vào cộng đồng sưu tập và các sân chơi nghệ thuật để trao đổi kinh nghiệm tốt hơn.

Còn gì tuyệt hơn, nếu ngày nào đó, nhà môi giới gõ cửa nhà bạn và ngỏ ý muốn mượn tác phẩm của bạn tham gia vào một triển lãm nhìn lại của nghệ sĩ bạn vô cùng quý mến.

Chạy theo các xu hướng đầu tư có thể đầu độc bộ sưu tập của bạn

Ca sĩ Đài Loan, nổi tiếng với người hâm mộ millennials Việt Nam, Châu Kiệt Luân cũng là một nhà sưu tập nghệ thuật có tiếng với các tác phẩm trải dài từ Will Martyr, Ed Ruscha, và Gerhard Richter, cũng như Jean-Michel Basquiat

Nhiều đánh giá millennials hay xem nghệ thuật như khoản đầu tư kiếm lời còn tốt hơn cả nhà đất. Những ý tưởng tham lam này sẽ khiến bộ sưu tập của bạn trông vô hồn và không có định hướng.

Điều này được nhắc đi nhắc lại nhiều lần nhưng chắc chắn không có gì chân thành bằng chính sự tâm huyết của bạn dành cho chính nghệ thuật và những gì mình thực sự muốn bỏ tiền vào. Cũng giống như những người làm nghệ thuật, chạy theo đám đông và đánh mất bản sắc chỉ vì những lợi ích tài chính sẽ khiến bạn lạc lối trong chính cuộc chơi này.

Rapper T.O.P của nhóm nhạc Big Bang cũng là một trong những nhà sưu tập làm mưa làm gió tại châu Á với bộ sưu tập đáng nể trải dài từ đông sang tây. T.O.P cũng có trong tay những nghệ sĩ ngôi sao nhưng anh cũng rất gần gũi và sưu tập các nghệ sĩ trẻ, mọi thứ đều thể hiện được cá tính của chàng rapper này. Chắc chắn rằng anh cũng không có dự định mua để bán ra ngay với sự kì công của mình. T.O.P cũng là minh chứng cho câu nói “một khi đã sưu tập, anh chỉ muốn mua thêm và chia sẻ chúng là một niềm vui lớn”.

Thực hiện: TamTam
 

Related Article