#MFOpinion: Làm bạn với sếp như đùa với lửa
LifestyleBusinessOpinion

#MFOpinion: Làm bạn với sếp như đùa với lửa

Cho dù bạn có mối quan hệ tốt đẹp với sếp của mình thế nào, làm bạn với sếp nói chung không phải ý tưởng hay.

Tình bạn với cán cân quyền lực mất cân bằng

Đối với một người hướng nội như tôi, một nơi làm việc tương đối dễ chịu là một điều may mắn, nơi có cấu trúc và văn hóa cho phép tôi xây dựng lòng tin và tình bạn với đồng nghiệp để đạt được cùng một mục tiêu thì chẳng còn gì bằng.

Nhưng đối với những người dễ dàng xây dựng tình bạn bên ngoài công việc, câu hỏi về việc họ nên thân thiết với sếp hoặc đồng nghiệp đến mức nào là vấn đề cần làm rõ với bản thân thật thận trọng. Đồng thời, ranh giới nhạy cảm này cũng có khả năng dẫn đến những lờn đồn thổi không hay trong môi trường công sở nói chung. Do vậy tôi nghĩ việc giữ một khoảng cách nhất định của mình tại nơi làm việc là không hề thừa.

Khi phần lớn thời gian được dành cho công việc và quẩn quanh tại chỗ làm, việc tạo mối liên kết và tình bạn bền chặt hơn với các thành viên trong nhóm và cấp quản lý là điều tự nhiên. Các nghiên cứu thậm chí còn chỉ ra rằng việc phát triển tình bạn trong công việc giúp nâng cao hạnh phúc và năng suất tổng thể. Tuy nhiên, bạn đừng nhầm lẫn với việc cố gắng làm bạn với sếp của mình. Vì phát triển mối quan hệ cá nhân thân thiết với sếp sẽ làm lu mờ cuộc sống công việc với cuộc sống riêng tư của bạn.

Tình bạn là một con đường hai chiều, nơi cả hai bên chia sẻ quyền lực ngang nhau. Nhưng sự thật là luôn có sự mất cân bằng quyền lực cố hữu giữa bạn và sếp của bạn. Rốt cuộc, họ vẫn có thể ra quyết định sa thải bạn. Điều này có vẻ khắc nghiệt, nhưng đó chỉ là công việc kinh doanh. Các nhà lãnh đạo tại nơi làm việc chịu trách nhiệm về kết quả, bao gồm hiệu suất của bạn và hiệu suất của người khác. Không có bất kỳ ngoại lệ nào cả.

Cuối ngày, sếp của bạn có thể là người bạn đồng hành của bạn, nhưng điều đó khác với người “bạn xã hội” của bạn. Cuối cùng, công việc của họ là tập trung vào hiệu suất của cả nhóm chứ không chỉ cá nhân. Các bạn cũng vậy? Nhưng duy trì sự thân thiện? Chắc chắn rồi.

Mặt khác, theo một cuộc khảo sát năm 2015 của Spherion được công bố trên Franchise.com, cứ 5 nhân viên Hoa Kỳ thì có 3 người tin rằng, ở một mức độ nào đó, những người làm bạn với sếp của họ sẽ được đối xử đặc biệt hơn so với những người giữ mọi thứ gần như chuyên nghiệp. Trong số những nhân viên đó, 56% nói rằng họ được chú ý nhiều hơn và 52% nói rằng họ có lịch làm việc linh hoạt hơn.

Ngoài khả năng gây ra cáo buộc thiên vị, tình bạn giữa sếp và nhân viên có xu hướng gây rắc rối. Cuối cùng sẽ có lúc hai động cơ đó xung đột với nhau. Khi họ muốn làm đúng với trách nhiệm của mình, nhưng lại khiến bạn cảm thấy bị phản bội.

Phát triển một mối quan hệ nồng ấm thay vì tình bạn

Nghĩ mà xem: nếu sếp của bạn nhắn tin cho bạn về điều gì đó cá nhân vào cuối tuần, bạn có thể cảm thấy có-thêm-nghĩa-vụ phải trả lời vì họ là sếp của bạn chứ không phải vì bạn thực sự muốn. Nó có thể bắt đầu giống như một loại-công-việc (không mong muốn), và bạn sẽ cảm thấy bực bội theo thời gian. Bởi vì mối quan hệ cá nhân có thể khiến mọi thứ trở nên phức tạp không cần thiết.

Vì vậy, mặc dù bạn có thể có một mối quan hệ công việc tuyệt vời và thậm chí chia sẻ những điều cá nhân với người quản lý trực tiếp, hãy duy trì khoảng cách tình cảm ở một mức độ nào đó để ranh giới không bị mờ nhạt.

Mặt khác, đôi khi việc cảm thấy mình là bạn với sếp sẽ vô thức làm bạn chia sẻ quá nhiều thông tin về sự bất mãn trong công việc, hoặc thậm chí là ý định tìm kiếm một công việc mới. Nếu bạn có xu hướng chia sẻ quá mức, sếp của bạn có thể loại bỏ bạn khỏi các cơ hội phát triển nghề nghiệp hoặc thăng tiến.

Ngược lại, đối phương cũng có thể chia sẻ quá mức với bạn. Hãy tưởng tượng bạn nhận được tin tức về khả năng sa thải nhân viên, tái cơ cấu hoặc cắt giảm lương. Hãy tưởng tượng bạn biết những chi tiết sâu sắc về mức độ căng thẳng của sếp và sau đó phải trở thành người chăm sóc cảm xúc của họ. Biết quá nhiều có thể khiến bạn thêm căng thẳng và không tập trung vào công việc của mình. Quả là lợi bất cập hại!

Bạn cần lưu ý về văn hóa của công ty là gì? Văn hóa của ngành là gì? Và sau đó, điều chỉnh cũng như duy trì mối quan hệ với sếp sao cho chuyên nghiệp và phù hợp.

Để tránh những chuyện khó xử có thể xảy ra trong mối quan hệ giữa nhân viên và sếp nói riêng, hãy chọn phát triển mối quan hệ nồng ấm, tôn trọng lẫn nhau với sếp của bạn, thay vì nỗ lực trở thành bạn thân.

Mối quan hệ của bạn với người quản lý của bạn chỉ nên dựa trên việc bạn thực hiện công việc của mình thế nào, chứ không phải tính cách của hai người hòa hợp với nhau ra sao.

Ảnh: Tổng hợp
 

Related Article