Garmin vươn mình mạnh mẽ trên thị trường đồng hồ thông minh

  • by Huyền My Trương
  • July 15, 2025

Dựa trên dữ liệu mới nhất từ IDC (International Data Corporation) và báo cáo người dùng của Garmin tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APAC), năm 2024 đánh dấu cột mốc tăng trưởng ấn tượng nhất của thương hiệu Garmin, cả về thị phần lẫn tốc độ mở rộng tệp người dùng.

Garmin đứng đầu thị phần smartwatch 2024 tính theo giá trị 

Theo số liệu tổng hợp từ IDC*, Garmin giữ vị trí số 1 tại thị trường đồng hồ thông minh tại Việt Nam, chiếm 32% thị phần năm 2024 (tính theo giá trị), ghi nhận mức tăng trưởng ngoạn mục so với các đối thủ khác.

Cùng với đà phát triển này, lượng người dùng Garmin tại Việt Nam đã vượt mốc 480.000 người, ghi nhận tỉ lệ tăng trưởng 50% so với cùng kỳ năm trước (YoY) – dẫn đầu tốc độ tăng trưởng người dùng của Garmin tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APAC). Đánh dấu giai đoạn bứt phá mạnh mẽ nhất về tổng số người dùng, kể từ khi Garmin chính thức có mặt tại Việt Nam từ năm 2021.

Garmin tăng trưởng nhờ đúng nhu cầu đúng thời điểm

Với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) được dự đoán duy trì ở mức 15-18% trong giai đoạn 2023-2030, Việt Nam đang là một trong những thị trường trọng điểm của khu vực APAC. Đà tăng trưởng này đi kèm với sự phân hóa rõ rệt trong hành vi và kỳ vọng của người tiêu dùng. 

Tại Việt Nam, thị trường smartwatch Việt Nam có thể chia thành ba phân khúc chính:

 – Phổ thông: Các thiết bị có giá dưới 5 triệu đồng, chủ yếu phục vụ theo dõi sức khỏe cơ bản như bước chân, nhịp tim, giấc ngủ.

– Trung cấp: Các thiết bị nằm trong khoảng giá 5 đến 10 triệu đồng với khả năng theo dõi sức khỏe, theo dõi quá trình tập luyện cơ bản, và các tính năng thông minh (gọi, nhắn tin, thanh toán).

– Cao cấp: Các thiết bị có giá cao hơn 10 triệu đồng, hướng đến người dùng yêu thể thao, tập luyện chuyên nghiệp, chuyên sâu hoặc tập trung vào yếu tố phong cách sống.

Nếu phân khúc phổ thông và trung cấp là nơi diễn ra cuộc đua về doanh số và giá cả, thì ở phân khúc cao cấp (đặc biệt là nhóm thể thao và sức khỏe), chính giá trị sử dụng thực tiễn, khả năng đồng hành dài hạn và độ tin cậy mới là yếu tố quyết định vị thế thương hiệu.

Theo khảo sát từ đơn vị nghiên cứu thị trường Cimigo2 với nhóm người tiêu dùng thu nhập cao (từ 20 triệu đồng/tháng) trong độ tuổi từ 24 đến 55 tại Việt Nam, chọn smartwatch dựa trên ba tiêu chí chính:

– Theo dõi chỉ số sức khỏe: Nhịp tim, SpO2, chất lượng giấc ngủ, mức độ căng thẳng.

– Theo dõi hiệu suất tập luyện: GPS, pace, calories, các chỉ số chuyên sâu.

– Tiện ích thông minh: Nghe gọi, nhận thông báo, điều khiển nhạc.

Nhóm người dùng này ít nhạy cảm về giá, nhưng đặc biệt quan tâm đến uy tín thương hiệu và giá trị sử dụng lâu dài. Họ sẵn sàng đầu tư vào một thiết bị có khả năng cung cấp dữ liệu đáng tin cậy để tự huấn luyện, lên kế hoạch tập luyện và phục hồi hiệu quả.

Ảnh: Tổng hợp

library