“đến đền den” – Từ tương tác với không gian đến những nghĩ ngợi, nghi ngờ về niềm tin
Arts & CultureLifestyle

“đến đền den” – Từ tương tác với không gian đến những nghĩ ngợi, nghi ngờ về niềm tin

Sải bước từ “đền” đến “den”, đền cũng là den, Việt Lê và Sàn Art thân mời khán giả bước vào căn phòng mờ tối mà ở đây không thể đi những sải bước hiên ngang, không chỉ ở trong không gian xem tác phẩm mà đòi hỏi sự tương tác với không gian mà nghĩ ngợi/nghi ngờ về niềm tin và những khoảng trống bên trong.

Đền được xem là nơi linh thiêng với một làn ranh vạch rõ vị thế giữa kẻ xin và người cho. Tương tự như vậy, những thánh đường, nhà nguyện, phủ, am, hay miếu cũng đại diện cho sự sắp xếp quyền lực trong mối quan hệ về đức tin, giữa con người phàm phu đứng dưới nhìn lên, quỳ lạy, xin xỏ một đấng thiêng liêng. Xoay vần trong đức tin của cá nhân con người, den (căn phòng riêng) là không gian của suy tư hướng vào.

49 là đẹp, trình diễn nghi thức.

Sắp đặt muốn phá vỡ một không gian tâm linh điển hình để khơi gợi sự chú tâm vào hình dáng, chất liệu và vị trí của những biểu tượng đã thân quen để nghĩ về mối quan hệ giữa tượng và người, nỗi kinh hãi và huyền tích, cũng như khả năng tạo thành biểu tượng mới. Ẩn hiện những chuyển động cơ thể, nỗi ám ảnh và say mê của nghệ sĩ, sắp đặt cũng mời gọi khán giả mở lòng cho cơ thể và không gian tương tác – một cơ thể với ký ức, một cơ thể đang phát sốt, một cơ thể đang mải miết tìm kiếm, hay một cơ thể lặng thinh.

Quá trình làm tác phẩm tại xưởng Biên Hoà

“đến đền den” là một chuyển động đến điểm giao bên trong, điểm sinh thành từ hoà hợp và bùng phát mâu thuẫn, điểm tổn thương, điểm hoà giải. Ở đây là một lời mời chuyển động để tương tác, nhìn trực diện để đối thoại, thay vì sự ngước lên thinh lặng mà chiêm ngắm đức tin.

Về nghệ sĩ Việt Lê

Thực hành sáng tạo mang tính phản biện của Việt Lê, một nghệ sĩ khuyết tật queer, tập trung vào tính dục và tâm linh – cái vật lý và cái siêu hình. Họ thực hiện nhiều dự án kết hợp gồm phim thể nghiệm, trình diễn nghi thức, hội-hoạ, đồ hành lễ/sắp đặt và văn bản hướng đến chữa lành. Mở rộng cách hiểu về “chuyển giới,” “lên đồng,” “thanh đồng,” các sáng tác khám phá nhiều góc độ cơ thể – thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác – là những cách tri nhận của cơ thể. Tập trung vào thực hành shaman giáo và tri thức bản địa tại Nam toàn cầu, tổ chức phi lợi nhuận của Lê mong muốn chia sẻ nguồn lực với những người thực hành nghệ thuật, nhà nghiên cứu cũng như người chữa lành. Bắt rễ từ học thuyết về vũ trụ ở Đông Nam Á, Lê tiếp tục việc rèn luyện và thực hành của một thầy đồng – thầy tu Việt Nam qua nhiều phương tiện.

Ảnh: Tổng hợp
 

Related Article