Vatican đã ký một thỏa thuận trả lại 3 mảnh điêu khắc 2.500 tuổi, từng là một phần của bộ sưu tập vĩnh viễn của Bảo tàng Vatican trong 200 năm qua, cho Hy Lạp.
Đền Parthenon là biểu tượng của sự kết thúc Hy Lạp cổ đại và của nền dân chủ Athena, và được đánh giá như là một trong những công trình văn hóa vĩ đại nhất thế giới. Vào năm 1687, một kho quân trang đạn dược của Thổ Nhĩ Kỳ có bên trong công trình đã bị bốc cháy. Kết quả của vụ nổ này đã làm hỏng đền Parthenon và những điêu khắc của nó. Vào thế kỷ 19, Thomas Bruce đã tháo dỡ một vài điêu khắc còn sót lại và mang chúng di cư đến Anh. Những tác phẩm điêu khắc này, bây giờ được biết đến như Elgin Marbles hay Parthenon Marbles, được trưng bày trong Viện Bảo tàng Anh.
Elgin Marbles là một nguồn gây tranh cãi giữa Anh và Hy Lạp hiện đại khi Bảo tàng Anh từ chối trả lại 3 mảnh vỡ của tác phẩm điêu khắc 2.500 năm tuổi này. Động thái của Vatican làm tăng áp lực lên Bảo tàng Anh để trả lại Parthenon Marbles thuộc về nơi sở hữu của nó sau nhiều thập kỷ tranh cãi.
Các quan chức đã ký kết về việc “quyên tặng” những mảnh vỡ 2.500 năm tuổi – hình đầu ngựa, một người đàn ông có râu và một cậu bé – trong một buổi lễ đặc biệt tại Vatican vừa rồi với sự tham dự của các nhân vật bao gồm Barbara Jatta, Giám đốc của Bảo tàng Vatican. Chính xác hơn, vào tháng 12 năm ngoái, ngay sau khi Giáo hoàng Francis gặp Ieronymos II – Tổng Giám mục của Athens và Hy Lạp, đồng thời là người đứng đầu Nhà thờ Chính thống Hy Lạp – vào năm 2021, quyết định này đã được đưa ra.
Các mảnh vỡ sẽ được “hồi hương” về Athens vào ngày 24/3 với một buổi lễ đặc biệt được lên kế hoạch cẩn thận. Papamikroulis Emmanouil, người đã tham dự lễ ký kết thay mặt cho Ieronymos II, cho biết thỏa thuận này đánh dấu “một sự kiện lịch sử”, đồng thời hy vọng hành động này sẽ “bù đắp một phần” những tổn thương do những bất công trong quá khứ gây ra.
Phát biểu tại lễ ký kết, Đức Hồng Y Vérgez tuyên bố rằng việc trả lại các mảnh vỡ sẽ giúp các quốc gia xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn. “Quyết định này nhằm xây dựng cầu nối cho những mối quan hệ giao hảo song phương và cho thế giới thấy rằng, con đường đối thoại và hòa bình luôn tồn tại, như chúng tôi hy vọng sẽ xảy ra trong cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine. Bộ sưu tập nghệ thuật của Giáo hoàng phải trở thành điểm tiếp xúc quan trọng giữa các dân tộc, tín ngưỡng và giáo hội, vượt qua mọi rào cản”.