Home Life Arts & Culture Cuộc di tản của di sản
Với hơn 170.000 di sản của đất nước đã tồn tại qua nhiều thế kỷ, bảo tàng Andrey Sheptytsky là cơ sở văn hoá – nghệ thuật lớn nhất quốc gia đang hứng chịu chiến tranh này. Khi chiến tranh giữa Nga và Ukraine nổ ra, bên cạnh sự lo lắng về người, sự lo lắng về tổn thương di sản cũng là điều khiến không ít người tâm tư. Chia sẻ với báo chí thế giới, ông Ihor Kozhan – Giám đốc Bảo tàng Quốc gia Andrey Sheptytsky nghẹn ngào chia sẻ rằng: “Có những lúc chúng tôi chực khóc, vì quá nhiều công sức đã bỏ ra ở đây. Thời gian. Sức lực. Giờ thì chỉ còn lại những bức tường trống rỗng, thật chua xót và đáng buồn. Chúng tôi không dám tin chuyện này đang thực sự xảy ra, cho đến tận phút cuối cùng”.
Sự muộn phiền và lo lắng của một người đứng đầu không gian bảo tồn là điều dễ hiểu. Bản thân trong lịch sử, Ukraine được coi là cái nôi của văn hoá của người Rus, mà trong đó bao gồm 3 quốc gia Nga – Belarus – Ukraine. Chính bởi thế mà nơi đây lưu trữ không ít những giá trị mang tính di sản vô giá. Tại bảo tàng 117 năm tuổi, khi mới thành lập mang tên “Bảo tàng Nhà thờ”, một cơ sở tư nhân của Giám mục đô thành Giáo hội Công giáo Hy Lạp ở Ukraine – Andrey Sheptytsky.
Kể từ khi thành lập vào năm 1905, Bảo tàng luôn là trung tâm của các hoạt động văn hoá tinh thần Ukraine, đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong đời sống cộng đồng. Nơi đây từng đóng vai trò là không gian khoa học và nghệ thuật nổi tiếng châu Âu, và cho tới tận ngày hôm nay, bảo tàng vẫn là địa điểm thường xuyên lui tới của các nhà văn hoá, sử học, khoa học và cả chính trị gia.
Bảo tàng Quốc gia Andrey Sheptytsky chứa đựng những di sản không chỉ mang tính quốc gia mà còn đại diện cho sự phát triển của nhân loại. Với hơn 170.000 hiện vật biểu tượng cho những thành tựu quan trọng của nền văn hoá của người Rus. Trong số phải kể đến những bảo vật vô giá như bộ sưu tập hơn 4000 hiện vật liên quan tới nghệ thuật của Giáo hội Ukraine từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 18, các tác phẩm tranh sơn dầu của những nghệ sĩ Ukraine nổi tiếng như Taras Shevchenko, Kornylo Ustyianovych, Teofil Kopystynsky,…
Và khi bom đạn nổ ra, người ta chạy đua để giữ lấy mạng sống và vệ quốc, không ít người đang chạy đua để di tản những di sản tới nơi trú ẩn. Hẳn người Ukraine nói riêng và nhân loại nói chung, không muốn tiếp tục chứng kiến ra đi vĩnh viễn của di sản, như những gì xảy ra ở Trung Đông và nhiều nơi khác trên thế giới.
Ông Ihor Kozhan tiếp tục cho biết: “Các tác phẩm nghệ thuật sẽ được cất trong hầm tránh bom phía dưới bảo tàng. Chúng tôi đang làm hết sức mình để bảo tồn di sản của quốc gia.”
Những hiện vật từ to đến nhỏ lần lượt được các nhân viên bảo tàng gói ghém cẩn thận, tranh to thì cất trong phòng kín, tranh tường khổ lớn thì phủ vải. Hơn 12.000 tác phẩm đã được di tản, thế nhưng, ngày nào chiến tranh còn chưa kết thúc, ngày đó sự tổn thương và phá huỷ vẫn còn thường trực khôn nguôi. Và số phận của di sản cũng như con người đang mong manh hơn bao giờ hết trước lửa đạn.
Ông Ihor Kozhan đầy tâm tư trong phòng làm việc tại bảo tàng
“Đối với chúng tôi, mọi thứ ở đây đều rất quan trọng. Đây là câu chuyện của chúng tôi, là cuộc sống của chúng tôi” – cô Anna Naurobska, một nhân viên bảo tàng nghẹn ngào bày tỏ.
MEN’S FOLIO, tạp chí quốc tế về thời trang và phong cách sống dành cho Quý Ông sành điệu, có bề dày hơn 25 năm kể từ ngày thành lập đầu tiên vào năm 1997 tại Singapore. Men’s Folio mang sứ mệnh quảng bá tài năng châu Á, cũng như xu hướng thời trang nổi bật nhất qua các mùa. Hiện ấn phẩm đã có mặt tại đa quốc gia, hoạt động mạnh mẽ ở các nước Đông Nam Á, và chính thức có mặt tại Việt Nam vào tháng 11/2020. Ấn phẩm Men’s Folio Vietnam hội tụ những bài viết tinh hoa, hình ảnh bắt mắt, giới thiệu những nhân vật danh tiếng của ngành công nghiệp thời trang và giải trí Việt Nam. Cùng cái nhìn tổng quan về xu hướng, thời trang và phong cách sống nổi bật nhất dành cho phái mạnh theo từng mùa/năm.
Copyright © 2024 Luxuo Media Vietnam. All Rights Reserved. Website Developed by Tony Toàn