Trong một thập kỷ qua, ngành công nghiệp thời trang đã có những bước tiến quan trọng để hướng đến sự đa dạng sắc tộc. Nhưng bất chấp những đấu tranh, thảo luận, những người da màu vẫn chiếm một phần nhỏ, đặc biệt là người gốc Á, tại các tập đoàn thời trang lớn. Các nhà thiết kế Jin Kay (Hàn Quốc), Dylan Cao và Huy Luong (Việt Nam) đã tìm cách cải thiện điều đó khi thành lập thương hiệu Commission vào năm 2018 tại New York.
“Về khía cạnh thời trang, châu Á cũng rất giống với phương Tây, nhưng về mặt kinh tế, những gì các quốc gia (Việt Nam và Hàn Quốc) trải qua lại rất khác.” Jin Kay chia sẻ
Cả Dylan Cao và Huy Luong đều sinh ra và lớn lên ở Việt Nam, còn Jin Kay thì ở Hàn Quốc. Họ bị cuốn hút vào Project Runway (chương trình tìm kiếm tài năng thiết kế) hoặc theo học tại trường Parsons, sau đó dành vài năm làm việc tại các công ty thời trang lớn. Dylan Cao nghỉ việc tại R13, còn Huy Luong lại có sở trường về đồ họa đã gặp Jin Kay, từng là nhà thiết kế cao cấp cho thương hiệu Mitchal Gurung, tại một bữa tiệc sinh nhật ở Phố Tàu. Họ gặp gỡ nhau nhiều hơn mỗi tối để thảo luận về cách thể hiện văn hóa Á châu một cách tươi mới và chân thực. Họ nhận ra rằng cần phải cá nhân hóa nó. “Chúng tôi quyết định miêu tả hình ảnh thời trang cuối những năm 80 và đầu 90; và chúng tôi nhìn lại hình ảnh của mẹ mình.” Jin Kay nhớ lại.
Và Commission đã ra đời như thế, được đại gia thương mại điện tử Net-A-Porter chọn phân phối ngay từ bộ sưu tập đầu tiên (Xuân-Hè 2019). Lấy cảm hứng từ tủ đồ của các cô nàng văn phòng: Áo lụa in hoa, váy bút chì, quần dài, đầm dáng suông, vest độn vai mạnh mẽ,… đượm mùi “Tây phương” và được làm mới bởi các thợ may bản địa với hoa văn, loại vải và kiểu dáng đằm thắm hơn hẳn. “Về khía cạnh thời trang, châu Á cũng rất giống với phương Tây, nhưng về mặt kinh tế, những gì các quốc gia (Việt Nam và Hàn Quốc) trải qua lại rất khác.” Jin Kay chia sẻ. Mẹ của anh là một nhà vật lý học với chiếc áo khoác dùng trong phòng thí nghiệm được may đo theo kiểu đơn giản. “Châu Á cũng không sang trọng như phương Tây. Mọi người bảo thủ hơn. Và thời trang mang nặng tính ứng dụng.” Đối với một số người, phong cách thời ấy chẳng có gì đáng quan tâm. Nhưng đối với các nhà thiết kế này, nó mang đến thứ cảm giác lãng mạn, hấp dẫn và lôi cuốn hơn khi so sánh với các thiết kế phong cách, hợp thời. Trang phục của họ lấy cảm hứng từ một phần của những người cha châu Á, nam tính và có rất nhiều thiết kế in họa tiết động vật và da thuần chay. “Đây là sự tưởng nhớ, không phải sự quay đầu” Jin Kay nói, các bộ sưu tập còn có các chi tiết vui tươi như dây xích treo trên một chiếc váy trơn và quần dài với túi đeo chéo đặt trên xương hông.
Công việc của nhóm bắt đầu tại căn hộ của Dylan Cao và Jin Kay ở Tây Chelsea, họ nghĩ về cảm hứng và nàng thơ cho bộ sưu tập. Vào mùa Xuân-Hè 2020, nàng thơ là hình ảnh cô gái đi bên bãi biển, nhưng không phải một bãi biển nào ở miền Nam nước Pháp, mà là một bãi biển cách thành phố Hồ Chí Minh 2 giờ đi xe, Vũng Tàu. “Mẹ tôi thường tổ chức những chuyến đi biển 2-3 ngày vào cuối tuần với toàn bộ công ty” Dylan Cao nhớ lại. Mẹ anh làm việc cho một công ty dầu mỏ, còn cha anh ở vị trí chủ tịch. “Sau khi làm việc xong vào thứ Sáu, một chiếc xe khách đón các bà mẹ, mặc áo cộc tay và váy bút chì, họ để cho bọn trẻ con chơi đùa trên bãi biển, còn mình thì bước chân trần xuống cát, tay cầm giày bên hông.” Được chụp bởi Huy Luong trên bờ đá cuội tại Long Island, New York, bộ ảnh lookbook mùa Xuân-Hè 2020 phản ánh tinh thần mạnh mẽ đặc trưng của Commission. Những chiếc quần short dài đến gối màu trắng cùng áo lụa in họa tiết hoa hồng được thiết kế bởi Huy Luong gợi nhớ những chiếc Áo dài màu sắc sặc sỡ thời thơ ấu. Bộ sưu tập mở rộng với áo vải terry tái chế, áo phông và quần jeans thô, tất cả đều có trên trang web của họ. Còn với mùa Thu-Đông, các thiết kế là sự rung động cảm xúc đặc biệt. Lấy cảm hứng một phần bởi nhiếp ảnh gia Nhật Bản Keizo Kitajima, cuốn sách hai tập The Joy of Portraits, với hình ảnh người mẹ mặc váy slip dress quyến rũ và áo khoác lông, nán lại trong sảnh khách sạn sau khi những đứa trẻ lên giường ngủ.
Có lẽ đó là trước họ khi làm mẹ,” Huy Luong gợi ý. “Trong mọi trường hợp, không cần phải có sự “kiểm duyệt” của cha mẹ để xem hình tượng bộ sưu tập có đúng tinh thần thời ấy hay không” Nhưng các chàng trai vẫn thường xuyên nhắn tin cho mẹ của họ để xin hình ảnh. Như Dylan Cao giải thích “Những tấm hình mang đến rất nhiều ý tưởng.”
Thực hiện: Hiếu Lê I Theo Wmagazine I Style-Republik