Chi tiêu không kiểm soát sau dịch và 4 mẹo để giữ chặt túi tiền
Business

Chi tiêu không kiểm soát sau dịch và 4 mẹo để giữ chặt túi tiền

Sau hai năm chiến đấu với dịch bệnh, bên cạnh nhiều người học cách tiêu xài thông minh hơn, một số khác có xu hướng tiêu xài hoang phí để bù đắp cho khoảng thời gian không thể đi chơi và mua sắm thỏa mãn. 

Theo một khảo sát về người tiêu dùng ở Việt Nam của Deloitte công bố hồi năm 2021, tâm lý người tiêu dùng nhìn chung vẫn lạc quan mặc dù cuộc sống đang không chắc chắn. Bất chấp sự bùng nổ của đại dịch, nền kinh tế Việt Nam vẫn khá bền vững. Những thay đổi trong chi tiêu của người tiêu dùng Việt Nam là có, nhưng các quyết định mua hàng của họ vẫn được thúc đẩy bởi những cân nhắc về chất lượng và thuộc tính thương hiệu thay vì giá cả. Xâu xa hơn, đại dịch đã thúc đẩy sự tiếp nhận của người tiêu dùng Việt Nam đối với thương mại điện tử và các kênh mua hàng trực tuyến. Người tiêu dùng Việt Nam bày tỏ mong muốn có trải nghiệm mua hàng tốt hơn, thậm chí ưu tiên điều này còn cao hơn các chương trình khuyến mãi hoặc giảm giá mạnh. Không riêng Việt Nam, theo dữ liệu từ Morning Consult, người tiêu dùng Hoa Kỳ đã chi tiêu nhiều hơn 8.4% vào tháng 2 năm 2022 so với một năm trước đó.

Một số chuyên gia gọi đây là “chi tiêu trả thù” hoặc hành động cố gắng bù đắp cho hai năm không thể đi chơi bằng cách chi tiêu nhiều hơn mức họ thường bỏ ra cho các hoạt động giải trí. Họ đang cảm thấy một phần trong họ đã bị kiềm nén quá lâu. Bên cạnh đó, trong khoảng thời gian tạm dừng tiêu tiền, rất nhiều người vẫn chọn sẵn những món mình muốn mua và nhẹ nhàng đặt chúng vào giỏ hàng online hoặc trong phần ghi chú của điện thoại. Sự bức bối vì dịch bệnh bủa vây đã hình thành tâm lý sống cho hiện tại càng mãnh liệt hơn. Tất cả những lý do trên đã đủ khiến người ta sẵn sàng chi tiêu mạnh tay hơn ngay khi có thể. Mặc dù không phải tất cả các khoản chi tiêu không cần thiết đều xấu, nhưng số lượng quá nhiều có thể dẫn đến các vấn đề lớn hơn, chẳng hạn như nợ nần hoặc cạn kiệt quỹ khẩn cấp của bạn.

Để tránh những tác nhân gây căng thẳng tài chính này, bạn có thể thực hiện một số bước khá đơn giản như hủy liên kết thẻ tín dụng của mình khỏi phương thức thanh toán trên điện thoại và máy tính xách tay, xóa đi một số ứng dụng thanh toán khác… Tuy nhiên, chính vì đơn giản nên nó khó phát huy tác dụng với những người đã quá nghiện tiêu tiền. Bạn có thể sử dụng một số thủ thuật tinh thần giúp “đánh lừa” bộ não để chủ nhân nó chi tiêu có trách nhiệm hơn.

Dán nhãn “tiêu xài thả ga” cho một khoản tiền

Hiểu hôm na thì đây là thủ thuật “lấy độc trị độc”. Khi dãn nhãn một khoản tiền với cái tên giật gân kiểu “hãy tiêu xài thả ga đi” thì chúng trở nên rất hấp dẫn. Trên thực tế, người ta sẽ chi tiêu số tiền được dãn nhãn ấy một cách nhanh chóng nhưng sau khoảng ba tháng, nhiều người phải vật lộn để tìm cách sử dụng số tiền đó đúng mục tiêu hơn. Bằng cách tự đánh lừa bản thân, họ bắt đầu tư duy khác đi từng chút một và hành động tiêu dùng cũng vô thức thay đổi theo. Ngôn ngữ đóng một phần rất lớn trong cách chúng ta nhận thức mọi thứ và đây là một mẹo rất hữu ích để bạn tự cứu lấy mình.

Đặt tên mới thú vị hơn cho “quỹ tiết kiệm”

Tiếp tục câu chuyện dán nhãn bên trên, tôi nghĩ bạn cũng nên thử đặt tên mới cho quỹ tiết kiệm của mình để tự tiếp thêm động lực cho bản thân. Dẫu biết tiết kiệm đối với bạn chỉ có tốt chứ không xấu nhưng đồng thời bạn thấy cuộc sống của mình đang khốn khổ quá mức cần thiết. Thường khó quá thì… người ta bỏ qua. Vậy là bạn không đủ lý do để giữ chặt lại dây cương cảm xúc của mình. Lời giải cho vấn đề tưởng chừng có vẻ cực đoan này là bạn cần đặt những cái tên hết sức dễ chịu như “tài khoản tránh căng thẳng”, “tài khoản ngủ ngon”, “tài khoản sung túc”,…. Nói cách khác, bạn đang đánh lừa bộ não của bạn để khi nó nghĩ về một quỹ tiết kiệm – một loại tài khoản đòi hỏi sự cam kết mạnh mẽ và nghiêm túc – một cách thoải mái nhất có thể. Bạn chỉ đang nghĩ về việc giảm căng thẳng hoặc ngủ ngon mà thôi, việc tiết kiệm tiền cũng trở nên dễ dàng hơn.

Không dùng “nhu cầu” hay “mong muốn” làm lý do

Lời khuyên tài chính về việc hãy mua những gì bạn cần, hạn chế mua thứ mình thích vẫn đúng nhưng đã đến lúc ta nâng những câu thần chú đó lên một tầm cao mới. Hai từ “nhu cầu” hay “mong muốn” vẫn có một vùng xám nhất định, đó là nó vẫn cho phép ta mạnh tay chi tiêu chỉ để đáp ứng cho sở thích của riêng mình. Thành thật mà nói, nó không giúp ích cho bạn quá nhiều trước những quyết định tài chính. Thế nên tôi kiến nghị bạn nên thay bằng cụm “chi phí cho cuộc sống”, nó khiến bạn nhận ra có lẽ bạn không thật sự cần giao dịch giúp cải thiện cuộc sống này. Khi nghĩ đến việc mua hàng, hãy tự hỏi bản thân xem món hàng đó sẽ thuộc loại nào. Ngay cả trong các danh mục chi tiêu như “thực phẩm” vẫn có sự khác biệt giữa mua đồ bạn cần để sống như hàng tạp hóa và mua đồ để cải thiện cuộc sống như một bữa tối ngon miệng tại nhà hàng.

Ngẫm lại những mất mát trước một quyết định mua sắm

Ngân sách có thể giúp hạn chế chi tiêu, nhưng những người chi tiêu quá mức thường thấy rằng kế hoạch tiết kiệm dày công của họ sẽ biến mất ngay khi họ đến cửa hàng hoặc nhà hàng. Khả năng kiểm soát của bạn quá tệ chăng? Không hẳn, tôi nghĩ lý do lớn đến từ việc bạn chưa biết cách đặt câu hỏi cho mình. Tôi lấy ví dụ thế này, khi bạn thấy thích và muốn mua một chiếc ví (dù chiếc ví hiện tại của bạn chẳng có hư hao gì) thì bạn có hàng triệu lý do để ủng hộ quyết định của mình. Tôi tạm không bàn đến chất dopamine trong não đang bày đủ trò để khuyến khích bạn làm điều khiến bạn phấn khích. Tôi gợi ý bạn nên hỏi chính mình về những hy sinh cho chiếc ví này rằng bạn đang đánh đổi khoảng tiền nào để mua nó? Đó là tiền tiết kiệm cho chuyến du lịch bạn đang ấp ủ, hay tiền ăn uống trong một tuần, hoặc tiền mua quà sinh nhật,…? Những hy sinh này có thể ổn đối với bạn, nhưng bày chúng ra trước mắt có thể làm thay đổi suy nghĩ của bạn về việc bạn có còn muốn mua chiếc ví hay không.

Ảnh: Tổng hợp
 

Related Article