Home Modern Collectible Style Ba luồng dư luận điều khiển làn sóng nói không với bông Tân Cương
Thương hiệu thời trang bán lẻ H&M từng bày tỏ sự lo ngại lo ngại về những cáo buộc lao động cưỡng bức đã được sử dụng để sản xuất bông ở Tân Cương và quyết định ngừng thu mua bông từ đây.
Trong một bài đăng vào thứ Tư trên Weibo, H&M cho biết họ luôn duy trì các tiêu chuẩn cao và tính minh bạch trong chuỗi cung ứng toàn cầu của mình.
“Hành động tẩy chay này không đại diện cho bất kỳ quan điểm chính trị nào … Tập đoàn H&M luôn tôn trọng người tiêu dùng Trung Quốc. Chúng tôi cam kết đầu tư và phát triển lâu dài tại Trung Quốc”. Công ty cho biết họ đang làm việc với “hơn 350 nhà sản xuất” ở quốc gia này và từ chối bình luận thêm
Các nhà hoạt động và một số chính trị gia phương Tây cũng cáo buộc Trung Quốc sử dụng hình thức tra tấn, cưỡng bức lao động và triệt sản đối với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Trung Quốc phủ nhận các cáo buộc, nói rằng họ đang đào tạo nghề và các biện pháp của họ là cần thiết để chống lại chủ nghĩa cực đoan.
Cùng quan điểm với H&M, Nike và Adidas (ADDDF) cũng đã phải đối mặt với những lời chỉ trích nặng nề. Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Nhân dân Nhật báo Trung Quốc nêu tên hai công ty cùng với Burberry, New Balance và các thành viên khác của Better Cotton Initiative (BCI) đã bày tỏ lo ngại về quá trình sản xuất bông ở Tân Cương.
Trong năm qua, một số công ty phương Tây cho biết họ sẽ kiểm tra chuỗi cung ứng toàn cầu của mình để đảm bảo không có sản phẩm bông Tân Cương sau cáo buộc lao động cưỡng bức liên quan đến người Uyghur Hồi giáo trong khu vực.
Vào tháng 12, chính phủ Hoa Kỳ cho biết họ sẽ chặn tất cả nhập khẩu bông từ Tân Cương vì lo ngại chúng “có thể đã được thực hiện bởi lao động nô lệ trong một số vi phạm nhân quyền nghiêm trọng nhất hiện nay.”
Trong tuần qua, Mỹ, Anh và Liên minh châu Âu đều đưa ra các biện pháp trừng phạt mới đối với các quan chức Trung Quốc vì vai trò của họ trong các cáo buộc vi phạm nhân quyền ở Tân Cương. Bắc Kinh đã phản bác bằng các biện pháp riêng của mình, nói rằng phương Tây “truyền bá những lời nói dối một cách ác ý.”
Ngay lập tức, các sản phẩm của H&M đã bị rút khỏi các cửa hàng thương mại điện tử lớn ở Trung Quốc và bị chặn bởi một số ứng dụng, trang đánh giá và xếp hạng lớn. Nhiều video đang lan truyền trên mạng xã hội cho thấy một trung tâm mua sắm ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên đã dỡ bỏ bảng hiệu quảng cáo của H&M bên ngoài trung tâm thương mại.
Từ làn sóng nói không với bông Tân Cương vừa qua, các ngôi sao với vai trò đại sứ cho các thương hiệu Adidas, Calvin Klein, Uniqlo và Converse tại thị trường Trung Quốc, đã lần lượt chấm dứt hợp đồng để bày tỏ lập trường.
Vương Nhất Bác và Đàm Tùng Vận vừa ra thông báo trên mạng xã hội Weibo rằng họ sẽ chấm dứt quan hệ hợp tác với gã khổng lồ đồ thể thao của Mỹ – Nike. Châu Đông Vũ và Tống Uy Long cũng đưa ra thông báo chấm dứt vai trò đại sứ thương hiệu Burberry. Trần Dịch Tấn và Lưu Diệc Phi cũng thông báo họ sẽ chấm dứt hợp đồng với Adidas. Nghê Ni, Tỉnh Bách Nhiên và Vương Nguyên tuyên bố trên Weibo chấm dứt hoạt động với Uniqlo.
Trương Nghệ Hưng, ngôi sao quảng bá cho nhiều thương hiệu quốc tế tại thị trường Trung Quốc, cũng tuyên bố sẽ không còn làm việc với Calvin Klein hay Converse.
Hình ảnh một số ngôi sao lên tiếng chấm dứt hợp đồng với các thương hiệu phương Tây
Đoàn Thanh niên Cộng sản, cánh thanh niên của đảng cầm quyền Trung Quốc, cho biết trong một bài đăng trên mạng xã hội Weibo: “Họ tung tin tẩy chay bông Tân Cương, đồng thời muốn kiếm tiền ở Trung Quốc? Suy nghĩ viển vông!” Đồng thời, chính quyền cũng cho biết những cáo buộc này hoàn toàn vô căn cứ.
Trong một bài đăng khác, Liên đoàn đề cập đến nhận xét của nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc, Dương Khiết Trì, tại một cuộc họp với những đồng cấp Hoa Kỳ vào tuần trước ở Alaska. ông đã nhấn mạnh rằng: “Người Trung Quốc sẽ không nuốt trôi nỗi nhục này”.
Trong khi cơn bão tẩy chay trên mạng xã hội Trung Quốc hiện lan sang các thương hiệu lớn khác, một số công ty ở Trung Quốc đã bắt đầu quảng cáo việc sử dụng bông sản xuất tại Tân Cương. Thương hiệu Trung Quốc Anta Sports tuyên bố sẽ tiếp tục sử dụng bông từ Tân Cương. Trong khi đó, nhà bán lẻ Nhật Bản Muji bắt đầu đẩy mạnh quảng cáo các sản phẩm làm bằng “bông Tân Cương”.
FILA Trung Quốc, thương hiệu được Anta Sports mua lại từ thương hiệu FILA của Ý vào năm 2009, cũng thông báo vào cuối ngày thứ Năm rằng họ đã sử dụng bông sản xuất tại Trung Quốc, bao gồm cả Tân Cương, và đã bắt đầu thủ tục rút khỏi BCI.
Một số cư dân mạng Trung Quốc ca ngợi thương hiệu giày dép Skechers có trụ sở tại California. bởi lẽ, thương hiệu đã tuyên bố rằng các cuộc kiểm tra nội bộ của họ không tìm thấy bằng chứng nhà cung cấp Trung Quốc đã sử dụng “lao động cưỡng bức”.
MEN’S FOLIO, tạp chí quốc tế về thời trang và phong cách sống dành cho Quý Ông sành điệu, có bề dày hơn 25 năm kể từ ngày thành lập đầu tiên vào năm 1997 tại Singapore. Men’s Folio mang sứ mệnh quảng bá tài năng châu Á, cũng như xu hướng thời trang nổi bật nhất qua các mùa. Hiện ấn phẩm đã có mặt tại đa quốc gia, hoạt động mạnh mẽ ở các nước Đông Nam Á, và chính thức có mặt tại Việt Nam vào tháng 11/2020. Ấn phẩm Men’s Folio Vietnam hội tụ những bài viết tinh hoa, hình ảnh bắt mắt, giới thiệu những nhân vật danh tiếng của ngành công nghiệp thời trang và giải trí Việt Nam. Cùng cái nhìn tổng quan về xu hướng, thời trang và phong cách sống nổi bật nhất dành cho phái mạnh theo từng mùa/năm.
Copyright © 2024 Luxuo Media Vietnam. All Rights Reserved. Website Developed by Tony Toàn