Home Modern Collectible Style Đâu là tập đoàn xa xỉ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ Covid19 nửa cuối năm 2020?
Năm nay là một thử thách thật sự cho các doanh nghiệp ở mọi ngành nghề. Các thương hiệu xa xỉ cũng không ngoại lệ. Đại dịch gây trở ngại cho thị trường này khi môi trường kinh tế và chính trị toàn cầu bất ổn, khiến cho thu nhập khả dụng cá nhân bị sụt giảm.
Tuy nhiên, các xa xỉ phẩm có khả năng mang đến hạnh phúc cần thiết cho đời sống con người trong giai đoạn này. Điều này dường như đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phục hồi cho các đế chế đứng sau. Bằng chứng là những dấu hiệu tích cực trong báo cáo tài chính của các tập đoàn những tháng gần đây.
Đây là một quý ba đầy lạc quan của Hermès, với doanh thu tăng 7% nhờ mức tăng trưởng 12% tại các cửa hàng. Bao gồm mức tăng 29% ở châu Á, ngoại trừ Nhật Bản. Doanh thu đến cuối tháng 9 đạt 5,24 tỷ USD, giảm 14% sau khi giảm 24% trong nửa đầu năm, bao gồm 41% trong quý II. Sau sự sụt giảm sớm, giá cổ phiếu của công ty đã tăng liên tục trong suốt năm, đạt 859 euro (1.047 đô la Mỹ), từ 671 euro.
LVMH, tập đoàn xa xỉ lớn nhất thế giới, là một trong những đế chế bị sụt giảm nghiêm trọng và đang trong quá trình phục hồi. Doanh thu của công ty đạt 36,9 tỷ đô la Mỹ trong ba quý đầu năm 2020 sau khi giảm 27% so với cùng kỳ trong nửa đầu năm, nhưng sau đó chỉ giảm 7% trong quý thứ ba. Giá cổ phiếu của LVMH đầu năm ở mức 419 euro và kết thúc ở mức 499 euro. Mức tăng lớn nhất được ghi nhận khi công ty ký thỏa thuận hãng kim hoàn Tiffany & Co. vào tháng 10 sau gần một năm đàm phán.
Kering, đối thủ của LVMH cũng có trải nghiệm tương tự. Doanh thu của hãng giảm 29,6% còn 6,56 tỷ USD trong nửa đầu năm, nhưng chỉ giảm 4,3% trong quý tiếp theo ở mức 4,52 tỷ USD, tốt hơn so với mức thị trường mong đợi. Kết quả là giá cổ phiếu của nó chỉ giảm nhẹ, từ 598 euro vào đầu năm nay xuống còn 558 euro.
Doanh số bán hàng tại thương hiệu ngôi sao của công ty là Gucci giảm khoảng 12% trong quý thứ ba, nhưng hiệu suất của nó vẫn đánh bại các ước tính của ngành khi xét đến tình hình kinh tế bất ổn trong năm. Thương hiệu chị em Bottega Veneta đang nổi lên một cách bất ngờ với doanh thu tăng trưởng lên đến 17%.
Đứng thứ ba trong số các tập đoàn xa xỉ lớn trên thế giới, Richemont – chủ sở hữu của Piaget, Chloe và Panerai – chứng kiến doanh thu đã giảm 26% trong nửa đầu năm xuống còn 6,66 tỷ đô la Mỹ bắt đầu từ tháng 4. Tuy nhiên, những dấu hiệu tích cực hơn đã xuất hiện trong những tháng gần đây: từ mức giảm 47% trong ba tháng đầu tiên của giai đoạn đó xuống chỉ còn 5% trong giai đoạn hai. Doanh số bán hàng tại Trung Quốc tăng 78% trong ba tháng qua. Lợi nhuận giảm 82% xuống 194 triệu USD, với giá cổ phiếu tăng nhẹ từ 76 franc Thụy Sĩ lên 80 franc Thụy Sĩ.
Hãng đã không công bố bất kỳ báo cáo thu nhập nào nào kể từ cuối quý hai, thời điểm trượt dốc của các thương hiệu. Doanh thu hãng giảm 40% vào thời điểm này ở mức 1,14 tỷ USD, doanh thu bán lẻ giảm 32% và công ty đang lỗ 219 triệu USD. Tuy nhiên, thị trường vẫn tin tưởng vào khả năng vượt qua kiếp nạn này của Prada. Trên sàn giao dịch chứng khoán tại Hồng Kông, công ty bắt đầu năm ở mức 31 đô la Hồng Kông và được giao dịch ở mức giá tương tự vào ngày 4 tháng 11, sau đó tăng lên 44 đô la Hồng Kông.
MEN’S FOLIO, tạp chí quốc tế về thời trang và phong cách sống dành cho Quý Ông sành điệu, có bề dày hơn 25 năm kể từ ngày thành lập đầu tiên vào năm 1997 tại Singapore. Men’s Folio mang sứ mệnh quảng bá tài năng châu Á, cũng như xu hướng thời trang nổi bật nhất qua các mùa. Hiện ấn phẩm đã có mặt tại đa quốc gia, hoạt động mạnh mẽ ở các nước Đông Nam Á, và chính thức có mặt tại Việt Nam vào tháng 11/2020. Ấn phẩm Men’s Folio Vietnam hội tụ những bài viết tinh hoa, hình ảnh bắt mắt, giới thiệu những nhân vật danh tiếng của ngành công nghiệp thời trang và giải trí Việt Nam. Cùng cái nhìn tổng quan về xu hướng, thời trang và phong cách sống nổi bật nhất dành cho phái mạnh theo từng mùa/năm.
Copyright © 2024 Luxuo Media Vietnam. All Rights Reserved. Website Developed by Tony Toàn