Thế giới của những người được mời, cuộc hội thoại tuyệt mật của các nhà phê bình hàng đầu, và sự biến đổi độc đáo của ngành thời trang.
Kể từ khi đại dịch Covid19 bùng nổ trên toàn cầu, một số lượng trang mạng xã hội đã phát triển mạnh mẽ như TikTok, Patreon, OnlyFans. Giữa những cái tên đình đám, Clubhouse cũng đang làm dậy sóng khi được yêu thích hay đôi khi gây tranh cãi trong giới mộ điệu. Với vô số người dùng từ nhiều phân khúc, ứng dụng này là một phát minh hoàn hảo để đập tan định kiến ”khó chen chân vào” của giới phê bình thời trang.
Clubhouse – Ứng dụng của VIP
Được thành lập vào đầu tháng 3 năm 2020, trong thời điểm nóng sốt của đại dịch, ứng dụng Clubhouse tính đến thời điểm hiện tại đã có gần 10 triệu lượt tải. Với phong cách biệt lập và tính chất “VIP”, người dùng có thể tạo các nhóm hội thảo riêng, và mời những người dùng khác vào “Phòng” của mình. Có những người kiểm duyệt và người nghe, và mọi người có thể yêu cầu bình luận.
Tính chất “ khó vào” của ứng dụng này đến từ đâu?
Để có thể sử dụng clubhouse, người mới phải nhận được thư mời từ một người đã có tài khoản. Tất nhiên, việc tải Clubhouse mà không cần đến lời mời vẫn khả thi, nhưng khi đăng ký bạn sẽ được liệt kê vào danh sách chờ, và sẽ không có thời gian cố định cho việc bạn phải chờ bao lâu. Ứng dụng này được mô phỏng theo văn hoá tiệc tùng tại các Club House ở Tây phương – nếu tên bạn không có trong danh sách, xin lỗi nhưng bạn không được vào.
So với những ứng dụng thông thường cho thời trang như Instagram, Clubhouse là một ứng dụng xã hội hoàn toàn loại bỏ hình ảnh. Một hệ sinh thái yêu cầu sự tương tác cần thiết trong thế giới mạng, đề cao sự tìm tòi và học hỏi, được gọi nôm na là “ Edu-tainment” tạm dịch là học hỏi giải trí.
Clubhouse cho phép các “nhà phê bình” nói lên quan điểm riêng biệt, và chưa từng được nghe thấy trong ngành thời trang. Mở rộng các đề tài liên quan đến thời trang, từ những đề tài lớn như sự mất cân bằng của ngành thời trang, chính trực của việc sáng tạo, tới những điều gần gũi hơn như bộ sưu tập của Dior và Chanel.
“Thật tuyệt vời khi có thể trò chuyện giữa hai nhóm người như vậy bởi vì điều đó sẽ không bao giờ xảy ra ở bất kỳ nơi nào khác,” giám đốc của High Fashion Talk, Iolo Edwards cho biết.
Điều làm lên sự thành công của Clubhouse cho giới thời trang là nhờ vào việc liên kết được những người kỳ cựu trong ngành tới những học sinh và những người yêu mến thời trang. Edwards hay nói đến việc phá vỡ thói quen của ngành phê bình thời trang, rằng chỉ có những người kỳ cựu mới được lên tiếng.
Các sự kiện và chương trình thời trang độc quyền đã tạo ra một văn hóa “nếu bạn biết, chỉ mỗi bạn biết”, thứ ngăn cản một số tiếng nói trẻ và mới. Phần lớn điều đó dường như đã thay đổi với Clubhouse, nơi tập trung vào việc làm nổi bật những tiếng nói thường không tham gia vào hệ thống thời trang.
Ngành thời trang trong thời gian hiện tại cũng đã thay đổi khá nhiều về cách trình diễn. Vì đại dịch Covid, rất nhiều thương hiệu lớn trên toàn thế giới cùng với các tuần lễ thời trang đã phải trình bày những bộ sưu tập của mình qua không gian mạng ảo. Sau những buổi trình diễn, các nhà phê bình có tiếng sẽ lên những bài viết nói về bộ sưu tập, cũng như đưa ra ý kiến cá nhân. Song song đó, những luồng ý kiến trên Clubhouse cũng nóng sốt không kém.
Tự do ngôn luận, người dùng Clubhouse sẽ được thoải mái chỉ trích nhà phê bình – bình luận kỳ cựu, và bàn luận về các diễn biến của ngành.
Tuy nhiên, nền tảng Clubhouse lại gặp rất nhiều vấn đề về thông tin sai lệch. Định dạng mở của ứng dụng khiến nó dễ gặp các vấn đề về kiểm tra thông tin thực tế, và loại bỏ thông tin sai. Vì có những người dùng thuộc các ngành nghề khác nhau — báo cáo viên, sinh viên, nhà thiết kế và những người tiếp cận với ngành thời trang; Các luồng thông tin sẽ thay đổi tùy vào quan điểm mỗi người.
Nhờ vào điểm này, người dùng đều rất cẩn trọng trong việc tin tưởng thông tin. Sẽ không có quan điểm nào là tuyệt đối, sẽ luôn có những ý kiến trái chiều gây dựng nên một cộng đồng thảo luận những luận điểm được đưa ra.
Vẫn còn phải xem liệu Clubhouse có duy trì được sự phổ biến sau đại dịch hay không khi người dùng trở lại nơi làm việc, và ngày càng dành ít thời gian hơn cho ứng dụng, vì lượng truy cập Clubhouse đã giảm trong những tháng gần đây. Người tạo ra ứng dụng cho biết ứng dụng sẽ cần đảm bảo rằng những nội dung từ các “Phòng” sẽ bắt kịp theo khuynh hướng, và liên tục hỗ trợ tạo nên những “Nội dung không thể bỏ sót”.
Với việc cả Instagram và Twitter đều áp dụng các tính năng giống như Clubhouse, có vẻ như tác động của ứng dụng đã được củng cố trên các nền tảng truyền thông xã hội. Các thương hiệu cũng lấn sân sang lĩnh vực Clubhouse. Versace giới thiệu “Medusa Power Talks”, một loạt cuộc thảo luận với các khách mời như Indya Moore, Irina Shayk, Precious Lee và Donatella Versace. Cho dù người dùng của câu lạc bộ thời trang không chính thức thích nội dung có thương hiệu hay mượt mà hơn, thì vẫn chưa thấy các cuộc thảo luận tự nhiên xuất hiện từ ứng dụng.
“Chuyển đến Clubhouse có thể là một cách thực sự tuyệt vời để đối thoại giữa thương hiệu với người tiêu dùng”, Pisano nói và nói thêm rằng các thương hiệu “cần nghỉ ngơi để tìm hiểu chiến lược mà Clubhouse sẽ thực hiện”. “Đây là một nền tảng mới, hãy cố gắng thu hút càng nhiều người theo dõi càng tốt.”
Clubhouse đã tạo ra một nhóm nhà thiết kế kích thích tư duy mới, một sự kết hợp hấp dẫn giữa những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội và các chuyên gia thời trang. Các cuộc thảo luận từ những luồng ý kiến khác nhau kèm với các bài phê bình thời trang truyền thống, làm cho nền tảng trở nên hấp dẫn hơn. Mặc dù vẫn còn một số vấn đề cần giải quyết trong ứng dụng, nhưng với Clubhouse, câu ngạn ngữ “mọi người đều có ý kiến” không thể nào đúng hơn.
Theo: CR Fashion Book, L’Officiel Vietnam
Tham gia MEN’s FOLIO Fashion Clubhouse tại Facebook để cập nhật tất cả thông tin, hình ảnh mới nhất về thời trang thế giới và nội địa.